Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

PV - 15:36, 20/12/2017

Sáng ngày 19/12, Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017 đã diễn ra trọng thể và thành công tốt đẹp. Tại buổi Lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương đã có bài diễn văn sâu sắc và đầy cảm xúc, khái quát vai trò của đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân DTTS trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước. Đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân DTTS là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng gửi đến bạn đọc toàn văn bài phát biểu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi Lễ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi Lễ.

- Kính thưa đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

- Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!

Trong không khí vui mừng, phấn khởi, cả nước đang ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2017; chủ động bước vào năm 2018 với quyết tâm chính trị mới. Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, long trọng tổ chức Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu. Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức được Lễ Tuyên dương với nhiều thành phần đại biểu, đủ 53 dân tộc ở 52 tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thay mặt Ban Tổ chức và Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, tôi trân trọng gửi tới các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lời kính chúc sức khỏe; lòng biết ơn chân thành, sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Xin gửi tới  các đồng chí lãnh đạo các Ban, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, các vị đại biểu, khách quý và đồng bào các dân tộc cả nước lời chào trân trọng, tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Tại buổi Lễ trọng thể này, chúng ta tuyên dương 512 tấm gương tiêu biểu ở 52 tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi; gồm 173 đại biểu là Người có uy tín; 51 đại biểu là doanh nhân và người sản xuất kinh doanh giỏi; 288 đại biểu là nhân sĩ trí thức, trong đó có 26 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 16 Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân; 63 Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú; 35 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; 16 đồng chí sỹ quan quân đội, công an nhân dân có quân hàm thiếu tướng trở lên và 27 nghệ nhân dân gian tiêu biểu.

Tham dự Lễ Tuyên dương hôm nay, còn có 120 đồng chí người dân tộc thiểu số là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, tỉnh, thành phố diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Các đại biểu được tuyên dương hôm nay là những bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa rực rỡ, ngát hương, đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; những con người bình dị, khiêm nhường được cộng đồng và xã hội trân trọng, tin yêu. Tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh!

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 13,5 triệu người, sinh sống thành cộng đồng ở 52 tỉnh, thành phố, 458 huyện, 5.266 xã; chủ yếu ở vùng miền núi, biên giới, khu vực rừng phòng hộ xung yếu, nơi đầu nguồn sinh thủy; có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều vùng dân tộc thiểu số đã trở thành căn cứ địa cách mạng, đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Trong các cuộc kháng chiến, hàng vạn con em đồng bào dân tộc thiểu số đã hăng hái lên đường nhập ngũ, cùng với quân và dân cả nước anh dũng chiến đấu, hàng ngàn người là liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã đóng góp xương máu của mình làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và “Đại thắng mùa Xuân năm 1975”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong 34 chiến sĩ xuất quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có 29 đồng chí là người dân tộc thiểu số. Trong 02 cuộc kháng chiến cứu quốc và chiến tranh bảo vệ biên giới, đã có 175 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 50 người được phong quân hàm cấp tướng.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó vươn lên; hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vì lợi ích quốc gia, trong 15 năm gần đây, khoảng 35 vạn hộ người dân tộc thiểu số đã di rời nhà cửa, ruộng vườn, quê hương gắn bó bao đời; chấp nhận gian khó, “Tạo dựng lại cuộc sống từ đầu” để dành đất xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Công lao và sự hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ các dân tộc thiểu số rất đáng trân trọng, được lịch sử ghi nhận và muôn đời con cháu nhớ ơn!

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, đã đạt được kết quả rất quan trọng: 98% xã có đường ô tô đến trung tâm; 98,5% xã có trạm y tế; 94% xã có điện lưới quốc gia; 90% xã được phủ sóng, phát thanh truyền hình; 100% xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; 92% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 20%.

Đồng bào ốm đau, được Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh; con em đến tuổi được đi học, khó khăn thì Nhà nước hỗ trợ tiền, gạo để ăn học ở trường nội trú, bán trú... Đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt.

Thành tựu to lớn, đạt được trong thời gian qua là nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của đồng bào; trong đó có sự đóng góp xứng đáng công sức, trí tuệ của Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân dân tộc thiểu số. Vì lẽ đó, hôm nay chúng ta tổ chức Lễ Tuyên dương có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và tính nhân văn sâu sắc này; nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Hiện nay, cả nước có hơn 33.600 Người có uy tín trong cộng đồng. Đó là những người được thôn bản, buôn làng, phum sóc bình chọn, suy tôn, gắn bó mật thiết với nhân dân. Không quản ngại khó khăn, gian khổ, Người có uy tín đã đi từng ngõ, gọi cổng từng nhà, nắm tay từng người, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, buôn làng, phum sóc đoàn kết, bình yên, phát triển. Người có uy tín hoạt động vì sự tin cậy của cộng đồng, thù lao chưa tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra. Điển hình như bà Sùng Phá Sủi, dân tộc Phù Lá, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Năm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Già làng A BLong, dân tộc Rơ Măm, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; ông Ya Duck, dân tộc Cơ-ho, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; ông Lâm Es, dân tộc Khmer, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng; ông Gosaly, dân tộc Chăm, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Chăm tỉnh An Giang...

Tại Lễ Tuyên dương hôm nay có 173 Người có uy tín của 53 dân tộc anh em, đến từ mọi miền Tổ quốc. Những người bình dị, đã mang tâm sức của mình, đóng góp cho cộng đồng trong suốt thời gian qua. Tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương!

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư, phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.  Đến nay, đã có hàng vạn người dân tộc thiểu số có trình độ đại học, hàng ngàn người có trình độ Thạc sĩ; 235 người được phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 09 Nghệ sĩ Nhân dân, 56 Nghệ sĩ ưu tú; 05 Thầy thuốc Nhân dân, 151 Thầy thuốc ưu tú; 04 Nhà giáo Nhân dân, 52 Nhà giáo ưu tú và 240 Nghệ nhân ưu tú. Đã có 1.022 lượt người được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa; 145 lượt đồng chí được bầu vào BCH Trung ương Đảng các khóa. Hiện nay có 50 đồng chí diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, được phân công giữ các chức vụ quan trọng, như Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó các Ban Đảng Trung ương, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều con em người dân tộc thiểu số ưu tú, có công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng như: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn, Y Ngông Nie Kđăm, Y Wang Mlo Duôn Du, Maha Sơn Thông, Huỳnh Cương... Đặc biệt là đồng chí Nông Đức Mạnh, người con ưu tú của dân tộc Tày, đã được Đảng phân công giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa X, XI và Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, khóa X.

Đội ngũ nhân sĩ, trí thức người dân tộc thiểu số là niềm tự hào của đồng bào, những người đã thực sự nỗ lực trong học tập, công tác, phấn đấu và trưởng thành, là những tấm gương sáng để đồng bào noi theo; là nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa, cổ vũ, động viên con em dân tộc thiểu số nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Đội ngũ nhân sĩ trí thức dân tộc thiểu số đã góp phần làm giàu thêm trí tuệ, văn hóa, nhân cách con người Việt Nam. Đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương!

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Tập quán từ lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nhỏ, “tự cung, tự cấp”, rất hạn chế tiếp cận với thị trường. Trong những năm gần đây, nhiều người đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, thế mạnh, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất với qui mô lớn hơn, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã xuất hiện nhiều doanh nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số; tạo dựng được những cơ sở sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây dược liệu hàng chục hec-ta; chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm, chế biến nông lâm sản, kinh doanh dịch vụ với doanh thu hàng trăm tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tiêu biểu như bà Chu Thị Xuân, dân tộc Tày, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng; Bà Mai Thị Hợp, dân tộc Tà Ôi, Giám đốc Hợp tác xã Dệt may thổ cẩm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế; bà Hồ Thị Diên, dân tộc Cor tại xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là nông dân sản xuất giỏi toàn quốc; ông Điểu Mun, dân tộc S’tiêng, Chủ nhiệm hợp tác xã Bảo vệ rừng quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; ông Sơn Hoàng Khol, dân tộc Khmer, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu tỉnh Cà Mau.

Tại Lễ Tuyên dương hôm nay, có 51 doanh nhân tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc ở mọi vùng, miền của đất nước. Đó là những nhân tố mới; những người tiên phong, đi đầu trong sản xuất kinh doanh, bước vào thị trường một cách tự tin; những “nốt son ban đầu” rất đáng trân trọng, tự hào, cần được nâng niu, cổ súy, giúp đỡ để phát triển; tạo hứng khởi lôi cuốn đồng bào “khởi nghiệp kinh doanh”. Tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương!

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng cho các đại biểu là Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng
cho các đại biểu là Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số.

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, hiện nay vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng chậm phát triển, còn nhiều khó khăn, “lõi nghèo của cả nước”. Đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn đang là thách thức lớn. Một bộ phận đồng bào đang cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Một số chính sách dân tộc đã ban hành nhưng chưa bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đó là những vấn đề đang làm chúng ta trăn trở, day dứt. Nhưng đồng bào tin tưởng chắc chắn rằng, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ đồng bào một cách thiết thực, hiệu quả để đời sống ngày càng tốt hơn.

Từ diễn đàn của Lễ Tuyên dương hôm nay, một lần nữa đồng bào các dân tộc thiểu số “khắc cốt, ghi tâm” công lao trời biển của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu; chúng ta nguyện đoàn kết một lòng, cùng nhau thực hiện thật tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1. Trung thành với Tổ quốc, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; đề cao cảnh giác cách mạng, nâng cao sức đề kháng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Một lòng, một dạ, đoàn kết đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình.

2. Đội ngũ Người có uy tín tiếp tục nắm vững quan điểm của Đảng về công tác dân vận, tích cực vận động đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không tham gia các hoạt động tôn giáo trái pháp luật; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, như: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ma to, cưới lớn, mê tín dị đoan... Vận động đồng bào ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh; giữ gìn tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo; phát huy nhân cách, hồn cốt của người dân tộc thiểu số là thật thà, tốt bụng; chịu thương, chịu khó; trọng tình, trọng nghĩa; cùng nhau thực hiện thật tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”.

3. Đội ngũ nhân sĩ trí thức người dân tộc thiểu số là nhân cốt quan trọng, truyền cảm hứng, khơi dậy tinh thần học tập của con em chúng ta, cả về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, học nghề để lập thân, lập nghiệp. Đồng thời dành tâm huyết nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề đang nổi lên trong thực tiễn, làm sâu sắc thêm lòng tự hào, tự tin của đồng bào; tiếp tục đóng góp công sức đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số và miền núi hội nhập, phát triển cùng đất nước.

4. Đội ngũ doanh nhân dân tộc thiểu số tự tin hơn nữa trong sản xuất kinh doanh, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; mạnh dạn đầu tư vốn, công nghệ, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để khởi nghiệp kinh doanh; chủ động làm “cầu nối”, hợp tác, liên kết, liên doanh; kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm do đồng bào sản xuất ra, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân.

5. Đồng bào các dân tộc thiểu số phải tích cực bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; đó là việc làm thiết thực bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đồng bào sinh sống ở vùng biên giới cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, thực sự là chỗ dựa vững chắc của chính quyền, đóng góp công sức xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; cùng với các lực lượng chức năng kiên quyết, kiên trì, bảo vệ vững chắc từng cột mốc đường biên, từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

6. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; tiếp tục đổi mới phương pháp công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; tăng cường phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số; xây dựng chi bộ ở từng thôn bản, buôn làng, phum sóc vững mạnh, thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện ở cơ sở.

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo!

Kính thưa các vị đại biểu!

Đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta luôn kề vai sát cánh bên nhau trong chế ngự thiên nhiên, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Máu xương của những người con Đất Việt đã hòa vào đất Mẹ, thành những viên gạch bằng vàng, xây dựng nên thành đồng Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu có thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào các dân tộc chúng ta trọn một lời thề, sắt son theo Đảng; quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!Thành công, thành công, đại thành công!Xin trân thành cảm ơn!

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.