Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ

Hoàng Quý - 4 giờ trước

Sáng 06/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long
Phó Thủ tướng Lê Thành Long

Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gồm 8 chương và 83 điều (tăng 2 điều so với Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 do bổ sung nội dung đổi mới sáng tạo và cấu trúc lại Luật nên về hình thức có nhiều thay đổi so với luật hiện hành).

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quy định về hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; quy định về quản lý Nhà nước đối với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã bám sát các nội dung chính sách tại Nghị quyết 118/NQ-CP ngày 03/8/2024 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 (đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội), cụ thể: Chính sách 1: Đổi mới hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, quản lý nhà nước về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Chính sách 2: Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ; Chính sách 3: Thu hút đầu tư, tạo thuận lợi sử dụng ngân sách cho Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Chính sách 4: Thúc đẩy hoạt động Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và phát triển thị trường khoa học, công nghệ; Chính sách 5: Tăng cường phổ biến tri thức KH&CN. Đồng thời, để kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã bổ sung Chính sách 6 liên quan đến hành lang pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Dự thảo Luật được thiết kế theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm, chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý và hoạt động Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thay đổi tư duy quản lý theo hướng quản lý hiệu quả, không quản lý quá trình. Thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho khoa học, công nghệ thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tài trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Kế thừa tối đa những nội dung của Luật Khoa học, công nghệ 2013 đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua và phù hợp với yêu cầu phát triển Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện nay.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Bày tỏ thống nhất với quan điểm xây dựng Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị cơ quan soạn thảo cần bám sát hơn nữa và thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW; thể hiện rõ nét hơn vai trò của doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, “chủ thuyết” phát triển trong lĩnh vực Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; có quy định mang tính đột phá, vượt trội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chú trọng chính sách kiến tạo phát triển đồng bộ với quản lý theo cơ chế phù hợp. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định, đủ điều kiện trình Quốc hội.

Đồng thời, Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị rà soát, bảo đảm tính khả thi, nhất là khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản Luật. Ngoài ra, Ủy ban cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh, tên gọi của dự thảo Luật. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kết cấu dự thảo Luật, thể hiện đầy đủ, phản ánh đúng vai trò, thứ tự ưu tiên của các nội dung trọng tâm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2025
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôn giáo - Tín ngưỡng - BDT - 27 phút trước
Tại Lễ Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, các đại biểu dự Đại lễ đã nghe Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Thời sự - Nhóm PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2025
Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 3 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Từ ngày 5 đến ngày 8/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 3 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 3 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 4 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”