Một câu chuyện tuy nhỏ nhưng lại khiến chúng ta phải suy nghĩ về lòng tự trọng. Trong thời dịch bệnh, ai cũng phải suy nghĩ về cơm áo, gạo tiền, nhưng không vì thế mà anh Duy lấy những thứ không thuộc về mình.
Chuyện này khiến chúng ta nhớ về chiếc máy xét nghiệm Covid-19. Những ngày qua, sau khi vụ việc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) bị phanh phui đẩy giá máy lên hàng tỷ đồng, móc túi người dân và Nhà nước bị phát hiện, ở nhiều địa phương đã có những động thái bất thường.
Như ở Quảng Ninh, theo hợp đồng ban đầu (ký ngày 1/3/2020) giữa Sở Y tế và liên danh nhà thầu (Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu y tế Việt và Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao), 1 hệ thống xét nghiệm Realtime PCR là có giá 8,4 tỷ đồng. Đến ngày 23/3 (sau vụ CDC Hà Nội bị phát hiện), một phụ lục hợp đồng được Sở Y tế Quảng Ninh ký với nhà thầu, giá giảm xuống còn 7 tỷ đồng. Tới nay, giá hệ thống này tiếp tục được “đàm phán”, hiện chỉ còn 5,2 tỷ đồng.
Sở Y tế tỉnh Thái Bình cũng vừa “đàm phán” để giảm giá 2 tỷ đồng hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR so với thời điểm ký hợp đồng, chế độ bảo hành tăng lên 5 năm thay vì 1 năm và yêu cầu nhà thầu kèm thêm 1.300 bộ xét nghiệm trị giá 600 triệu đồng.
Dường như sau vụ việc của CDC Hà Nội, tình trạng đồng loạt “đàm phán” giảm giá máy xét nghiệm Covid-19 đang như hiệu ứng “đô mi nô”. Thật lạ, các địa phương này đều có luận điểm chung: Mua xong mới “đàm phán” giảm giá.
Chẳng lẽ người có học, có văn hóa, có trình độ, có quyền chức… lại không có lòng tự trọng bằng một người nghèo bán ve chai?