Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 15:33, 27/03/2025

Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.

Du khách đến tham quan, khám phá “tiểu sa mạc” Nam Cương.
Du khách đến tham quan, khám phá “tiểu sa mạc” Nam Cương

Từ làng Chăm Tuấn Tú, con đường dẫn đến đồi cát Nam Cương dài hơn hai cây số đã được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho du khách tham quan. Một sáng cuối tháng 3/2025, chúng tôi may mắn được ông Trần Hợi, Bí thư Chi bộ thôn Nam Cương, dẫn đường “tận mục sở thị” khu vực đồi cát bay - nơi thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp lạ thường, hiếm có.

Ngày 13/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 5893/KH-UBND về bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương giai đoạn 2025 - 2030, nhằm gìn giữ và phát triển tiềm năng du lịch đặc biệt của nơi đây.

Đón ánh nắng đầu ngày, đồi cát hiện lên với vẻ đẹp trinh nguyên, chưa có dấu chân người. Những cơn gió biển thổi qua trong đêm để lại trên cát muôn ngàn ngấn sóng, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Theo bước chân du khách, đồi cát mở ra với những đường cong mềm mại, quyến rũ như dáng thiếu nữ độ xuân thì, làm mê mẩn lòng người. Dưới ánh trăng, đồi cát hiện lên như hình dáng tiên nữ đang say ngủ, khiến bao tao nhân mặc khách không khỏi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của tạo hóa.

Ông Trần Hợi cho biết, khoảnh khắc đẹp nhất của Nam Cương là lúc mặt trời vừa nhô lên trên Biển Đông hoặc khi ánh chiều tà buông xuống, tạo nên những mảng màu biến đổi kỳ ảo trên triền cát. Những ngày có gió Bấc hay gió Nam thổi mạnh, cát bay làm cho hình dạng của đồi cát thay đổi liên tục.

Thiếu nữ Chăm đến với đồi cát Nam Cương trong mùa Ramưwan.
Thiếu nữ Chăm đến với đồi cát Nam Cương trong mùa Ramưwan

Đồi cát Nam Cương được thiên nhiên phân chia thành ba khu vực với sắc màu rõ rệt: đồi cát đỏ phía Nam, đồi cát nâu ở giữa và đồi cát trắng ở phía Bắc. Dù hình dáng đồi cát thay đổi liên tục, nhưng “Đồi cột cờ” – điểm cao nhất của đồi cát Nam Cương – lại không hề biến dạng theo thời gian. Ông Hợi kể, người già trong làng cho biết, trước năm 1954, thực dân Pháp đã từng đóng quân tại Nam Cương và dựng cờ trên đỉnh đồi này để quan sát hoạt động của Việt Minh tại khu vực Phan Rang và các vùng phụ cận.

Người dân đến lập làng ở Nam Cương đã hơn 200 năm, nhờ mạch nước ngầm từ đồi cát chảy không bao giờ cạn, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt. Hiện nay, với diện tích 30ha trồng măng tây xanh, giá bán ổn định khoảng 45.000 đồng/kg, đời sống của 222 hộ dân (740 nhân khẩu) tại đây được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1 hộ, chiếm 0,45%.

Thiếu nữ Chăm trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm đồi cát Nam Cương.
Thiếu nữ Chăm trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương có diện tích lên đến hàng trăm ha. UBND tỉnh Ninh Thuận đã quy hoạch khu vực này thành vùng phát triển du lịch với diện tích 70ha, trong đó có 26ha vùng cát bay và 44ha rừng phi lao. Nhiều hoạt động du lịch, thể thao, giải trí đã được tổ chức như: trượt cát, lái xe địa hình trên cát, thả diều, chụp ảnh lưu niệm… nhằm khai thác giá trị du lịch của đồi cát, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, người dân địa phương đã tổ chức các dịch vụ trải nghiệm như đi xe ô tô địa hình, trượt cát, thả diều và các hoạt động check-in.

Vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên của đồi cát Nam Cương đã thu hút nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Đồi cát bốn mùa lộng gió tạo nên vẻ đẹp biến hóa, khiến mỗi lần đến đây du khách lại có cảm nhận khác biệt. Đặc biệt, hình ảnh những thiếu nữ Chăm trong trang phục truyền thống đã trở thành nguồn cảm hứng quen thuộc cho các tác phẩm nhiếp ảnh.

Thiếu nữ Chăm trong trang phục truyền thống đến với đồi cát Nam Cương.
Thiếu nữ Chăm trong trang phục truyền thống đến với đồi cát Nam Cương

Vài năm gần đây, tại huyện Ninh Phước, đã hình thành dịch vụ chụp ảnh theo nhóm từ 3 - 5 người trên đồi cát. Các mẫu ảnh diện trang phục Chăm rực rỡ sắc màu, đội bình gốm hoặc cầm “chiếc nhá” - dụng cụ bắt cá của người Chăm, tạo nên những khuôn hình sống động, đậm đà bản sắc văn hóa. Nhiều tác phẩm ảnh chụp tại đồi cát Nam Cương đã đạt giải cao tại các cuộc thi trong và ngoài nước.

Trong chuyến đi, chúng tôi có dịp trò chuyện với Tiến sĩ Audrey C. Cooper, giảng viên Trường Đại học Gallaudet ở Washington DC (Hoa Kỳ). Bà bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Tôi rất hạnh phúc khi được chiêm ngưỡng nét đẹp thiên nhiên đặc sắc của đồi cát Nam Cương. Đây là một trong những đồi cát di động đẹp nhất thế giới mà tôi từng đến. Vùng đất Ninh Thuận vẫn giữ được vẻ hoang sơ, đặc biệt là các ngôi tháp Chăm cổ kính và đời sống của người dân bản địa. Con người nơi đây thân thiện, giàu tình cảm đã để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp về Ninh Thuận, Việt Nam”.

Biểu diễn vũ điệu Chăm trên đồi cát Nam Cương.
Biểu diễn vũ điệu Chăm trên đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương không chỉ là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Ninh Thuận, mà còn là điểm hẹn của những người yêu thích khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp kỳ diệu của cát và gió. Hành trình đến với “tiểu sa mạc” Nam Cương là trải nghiệm khó quên, nơi thiên nhiên và văn hóa Chăm hòa quyện, tạo nên sức hút đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước.

Các nhiếp ảnh gia với thiếu nữ Chăm trên đồi cát Nam Cương.
Các nhiếp ảnh gia với thiếu nữ Chăm trên đồi cát Nam Cương
Du khách đến chiêm ngưỡng nét đẹp của đồi cát Nam Cương.
Du khách đến chiêm ngưỡng nét đẹp của đồi cát Nam Cương
Trẻ em vui đùa trên đồi cát Nam Cương.
Trẻ em vui đùa trên đồi cát Nam Cương
Đường nét mềm mại duyên dáng của đồi cát bay Nam Cương.
Đường nét mềm mại duyên dáng của đồi cát bay Nam Cương
Du khách trải nghiệm trượt cát trên đồi Nam Cương.
Du khách trải nghiệm trượt cát trên đồi Nam Cương
Tiến sĩ Audrey C.Cooper, giảng viên Trường Đại học Gallaudet (bên trái) thích thú với vẻ đẹp đồi cát bay Nam Cương.
Tiến sĩ Audrey C.Cooper, giảng viên Trường Đại học Gallaudet (bên trái) thích thú với vẻ đẹp đồi cát bay Nam Cương
Ông Trần Hợi, Bí thư Chi bộ thôn Nam Cương giới thiệu vẻ đẹp độc đáo của “tiểu sa mạc” Nam Cương.
Ông Trần Hợi, Bí thư Chi bộ thôn Nam Cương giới thiệu vẻ đẹp độc đáo của “tiểu sa mạc” Nam Cương


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Có một bia ký Chăm quý hiếm của Gia Lai ít người biết đến

Có một bia ký Chăm quý hiếm của Gia Lai ít người biết đến

Từ trước đến nay, Gia Lai chỉ được biết đến với hai bia ký Chăm là bia Drang Lai (C43, thị xã Ayun Pa) và bia Tư Lương (C237, huyện Đăk Pơ). Tuy nhiên, còn một bia ký khác ít được biết đến: bia C42, nằm sau lưng tượng thần Shiva cưỡi bò tại tháp Drang Lai. Hiện, bia này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Hoa Kỳ). Tư liệu từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại – Đại học New York cung cấp nhiều thông tin quý giá về tấm bia này.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Môi trường sống - Minh Nhật - 18 phút trước
Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.
Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Xã hội - An Yên - 20 phút trước
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đây là cơ sở, là tiêu chí để các đơn vị làm căn cứ, lên phương án sắp xếp, tinh giảm, sáp nhập bộ máy.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 1 giờ trước
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chính là cách tiếp cận không tách rời phát triển kinh tế với gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong đó, các yếu tố như nghi lễ và lễ hội truyền thống, trang phục… vốn là linh hồn của cộng đồng, đang từng bước được phục hồi và bảo tồn một cách có hệ thống, bài bản và hiệu quả.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai . Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô. Bà Thanh giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 22 - 23/4, tại xã Ia Trok, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai”.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025, sáng nay (23/4) tại thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Giải chạy việt dã - Du lịch xanh và Hội thi tiếng hót chim họa mi. Hai sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Photo - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.
Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tối 22/4, hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng Quân đội, Công an đã tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần cuối cùng qua đường phố trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện trở nên đặc biệt, khi có sự tham gia của khối chiến sĩ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Bình Định: Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ”

Bình Định: Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ”

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ” trên địa bàn tỉnh năm 2025.