Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điện Biên: Cuộc sống bấp bênh của những lao động hồi hương tránh dịch

Vũ Lợi- Hương Chi - 21:12, 12/10/2021

Các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại nước ta trong 2 năm qua khiến hàng triệu người lao động gặp khó khăn. Tại tỉnh Điện Biên, rất nhiều người lao động đi làm ăn xa đã lâm vào cảnh thất nghiệp, buộc phải trở về quê hương. Thế nhưng, hiện tại cuộc sống của họ đang gặp phải vô vàn khó khăn. Mong muốn lớn nhất lúc này của nhiều lao động là tìm kiếm được một công việc phù hợp để có thu nhập, trang trải cuộc sống.

Từ tháng tháng 7 đến tháng 10, tỉnh Điện Biên đón trên 3.500 lao động trở về địa phương tránh dịch
Từ tháng tháng 7 đến tháng 10, tỉnh Điện Biên đón trên 3.500 lao động trở về địa phương tránh dịch

Vào đầu năm 2021, vợ chồng chị Tòng Thị Chiêm và ở bản Na Cảnh, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông quyết định gửi 2 con cho ông bà ở quê nhà để xuống Hà Nội tìm việc làm. Công việc làm thợ xây của chồng và phụ hồ của vợ cho thu nhập khoảng 700.000 đồng mỗi ngày sau khi đã trừ tiền ăn. Thế nhưng làm việc ở Hà Nội chưa được bao lâu thì dịch bùng phát, công trình dừng thi công, vợ chồng chị Chiêm không có việc làm, mất thu nhập để trang trải cuộc sống nơi thành phố.

Lúc đầu vợ chồng chị Chiêm hy vọng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế nên cố bám trụ chờ ngày đi làm trở lại. Gắng gượng rồi đến lúc lực kiệt, anh chị buộc phải khăn gói về quê. Đến nay sau gần 4 tháng ở tại quê nhà, cuộc sống của vợ chồng chị Chiêm vẫn vô cùng khó khăn, bếp bênh vì không tìm được việc làm phù hợp.

Chị Chiêm đang rất mong mỏi dịch bệnh chóng qua đi, hoạt động xe khách được nối lại để vợ chồng chị lại tiếp tục xuống Thủ đô mưu sinh. Chị trải lòng: “Dù công việc vất vả, nhưng đó là thu nhập chính để trang trải cuộc sống, có tiền lo cho con cái ăn học và tích lũy để sau này làm căn nhà.”

Những lao động bất đắc dĩ phải bỏ công việc trở về quê hương như chị Chiêm hầu hết đều có chung một hoàn cảnh là mất việc làm, mất nguồn thu nhập khi xảy ra dịch bệnh. Họ buộc phải lựa chọn hành trình gian nan trở về nương náu quê nhà. Dịch bệnh khó lường cũng khiến nhiều người lâm vào cảnh mắc kẹt, nhiều công nhân quyết định nghỉ việc về quê và chưa có ý định quay trở lại bởi nhiều nỗi băn khoăn.

Anh Lò Văn Dương, bản Na Cảnh, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông từng làm công nhân ở Hải Phòng trở về nhà chia sẻ: “Em bây giờ chắc không xuống nữa, vì xe cộ chưa chạy. Nếu xuống cũng lo dịch bùng phát, rồi lại không có công việc ổn định. Bởi vậy em cũng có nguyện vọng ở nhà đợi tìm việc khác”.

Người lao động hồi hương gặp nhiều khó khăn do mất việc, mất nguồn thu nhập
Người lao động hồi hương gặp nhiều khó khăn do mất việc, mất nguồn thu nhập

Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Điện Biên Đông, địa phương có khoảng 1.500 công nhân lao động trở về quê sau các đợt dịch Covid-19, chủ yếu từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hà Nội... Ngoài số công nhân tỉnh chủ động đón về, lao động tự do về tự phát rất nhiều. Hiện tại, nhiều công nhân trở về đã hết thời hạn cách ly y tế, nhưng khó có hy vọng tìm được công việc như ý.

Trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên cho biết: Nhằm chia sẻ, hỗ trợ người lao động đang làm việc tại các tỉnh thành ở miền Bắc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có mong muốn trở về quê hương, từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay tỉnh đã bố trí 3 đợt, đón trên 3.500 người. Ngoài ra, còn lượng lớn lao động tự do về tự phát chưa thống kê hết.

Qua khảo sát, đa phần các lao động đều mong muốn khi dịch bệnh tạm ổn, sẽ trở lại thành phố làm do mức lương cao hơn ở quê. Tuy nhiên, để giải quyết việc làm tạm thời, chúng tôi khuyến khích, vận động người lao động chủ động, linh hoạt tận dụng những tư liệu sản xuất vốn có của gia đình, những nghề truyền thống để duy trì cuộc sống trước mắt. Phía các sở ngành của tỉnh, các huyện cần sớm có hướng dẫn, thông báo về phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với những lao động có nguyện vọng lập nghiệp tại quê hương.

“Hiện, khoảng gần 50% người lao động đã có việc làm sau khi trở về địa phương. Số còn lại chúng tôi đang nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp, nhà máy trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Ngoài ra, giới thiệu cho người lao động hồi hương tiếp cận các gói cho vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách để làm ăn, lập nghiệp…”, ông Sơn cho hay.

Ổn định cuộc sống cho người lao động trở về quê hương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường sẽ là câu chuyện không mấy dễ dàng; tuy nhiên, sự chủ động “nhập cuộc” của các cấp chính quyền, các ngành liên quan và chính của những người trở về sẽ là cách để thích ứng linh hoạt và giải quyết phần nào khó khăn trước mắt với mỗi người lao động.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 9 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 9 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 10 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 10 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 10 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.