Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh đang trong tầm kiểm soát

PV - 15:38, 27/05/2021

Sáng 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn cấp giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, sau khi phát hiện chùm ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến Giáo phái Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Ban Chỉ đạo với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về việc triển khai các biện pháp cấp bách khống chế dịch. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Ban Chỉ đạo với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về việc triển khai các biện pháp cấp bách khống chế dịch. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Thành phố Hồ Chí Minh dừng các hoạt động liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cho biết, sáng nay, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một số trường hợp dương tính lần 1 liên quan đến Giáo phái Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (29 người sinh hoạt tại tại Phường 3, quận Gò Vấp). Tính đến 10 giờ ngày 27/5, có 25 ca dương tính liên quan tới chùm ca bệnh này, bao gồm 3 trường hợp ghi nhận từ tối 26/5 (được phân luồng và phát hiện sớm khi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định).

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch mới, các lực lượng đã tiến hành cách ly và xác minh có 16 quận, huyện liên quan đến hoạt động của các thành viên của giáo phái này. Các lực lượng chức năng đã truy vết được 70 trường hợp F1 và 336 trường hợp F2. Trong ngày 27/5, ngành y tế tiếp tục tầm soát những người tiếp xúc gần với các F2 và xét nghiệm tầm soát rộng ở khu vực phong tỏa.

"Hiện nay dịch bệnh ở Thành phố vẫn còn đang trong tầm kiểm soát, chưa tìm ra thêm nguồn lây nhiễm khác. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đang truy vết các điểm; thông báo với người dân về những điểm phong tỏa tạm thời", ông Dương Anh Đức cho biết.

Điểm cầu TP Hồ Chí Minh tham dự họp trực tuyến. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Điểm cầu TP Hồ Chí Minh tham dự họp trực tuyến. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cho dừng một số hoạt động, giảm quy mô tập trung xuống dưới 10 người, dừng hết các hoạt động liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng; tạm ngừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để giảm lượng giao lưu; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát.

Trước đó, ngày 26/5, Thành phố Hồ Chí Minh nhận được thông tin về việc tiếp nhận tàu chở gạo đi Ấn Độ, sau đó quay về Việt Nam. Do tàu trở về từ Ấn Độ - nơi có dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tàu cập ở phao báo hiệu hàng hải số "0" (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), sau đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh lên tàu làm việc với 17 thuyền viên (đã được chia làm 2 nhóm người).

Nhóm thứ nhất (gồm 9 người) được tiếp nhận cách ly tại Bệnh viện Đã chiến ở Cần Giờ. Sau khi xét nghiệm, tất cả 9 thuyền viên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Các thuyền viên ở nhóm còn lại đang được lực lượng y tế xử lý như đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến ở Cần Giờ.

"Chống dịch ưu tiên hơn một bước"

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có văn bản quy định trách nhiệm trực tiếp của cấp ủy và người đứng đầu về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng có các văn bản, chỉ đạo thực hiện theo phương châm "bốn tại chỗ"; người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng.

Thực hiện phương châm "bốn tại chỗ", đầu tiên là chỉ huy tại chỗ, Phó Thủ tướng nêu rõ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phân cấp, phân quyền trách nhiệm; Ban Chỉ đạo cũng đã thống nhất, trách nhiệm của các cấp trong thực hiện công tác phòng, chống dịch. Theo đó, việc thực hiện các giải pháp giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn chống dịch, vừa phát triển kinh tế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nhấn mạnh tinh thần "chống dịch ưu tiên hơn một bước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh, theo quy định, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị 16/CT-TTg toàn tỉnh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương phối hợp đồng bộ để không "ngăn sông, cấm chợ" không cần thiết. Trường hợp cần thiết phải giãn cách xã hội trên quy mô toàn quốc thì trách nhiệm trước hết giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ, còn trong chỉ đạo điều hành, chống dịch, trước hết phải báo cáo với Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện tại, Bộ Y tế chưa bao giờ đề xuất giãn cách xã hội trên quy mô toàn quốc. Ngoài ra, nếu các địa phương cần giãn cách xã hội trên quy mô toàn tỉnh nhưng nếu lãnh đạo địa phương không đề nghị thì Bộ Y tế có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, theo quy định, việc thực hiện giãn cách xã hội ở các mức độ, quy mô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc thẩm quyền của của lãnh đạo thành phố và nếu có thì thành phố cần báo cáo để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương lân cận hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện.

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Quang cảnh cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Về đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến các chuyến tàu từ nước ngoài về có trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất giao Bộ Y tế thiết lập cơ sở, sẵn sàng điều trị cho các trường hợp này ngay tại Bà Rịa-Vũng Tàu với sự hỗ trợ, tăng cường của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trước mắt, trong một tuần tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ điều phối các chuyến bay đưa người Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài về nước, không hạ cánh xuống Thành phố Hồ Chí Minh.

Thảo luận thêm về công tác phòng, chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, trong thời gian tới Ban Chỉ đạo sẽ đáp ứng đầy đủ vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm…; sẵn sàng lực lượng quân đội, công an để chi viện… nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch của địa phương cũng như của Bộ phận đặc biệt (Bộ Y tế) tại 2 tỉnh này.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Hiện tại, Bộ Y tế đã ký được một số hợp đồng mua vaccine nhưng do nguồn cung khan hiếm nên tiến độ vẫn chậm. Do vậy, trước mắt, mỗi người vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế).

Ngoài những đối tượng ưu tiên tiêm vaccine trong Nghị quyết 21/NQ-CP, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu tất cả công nhân làm việc trong nhà máy, khu công nghiệp phải khai báo y tế - bước chuẩn bị để đưa công nhân vào danh sách ưu tiên tiêm khi có vaccine; tiến tới tiếp tục mở rộng sang những ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng - Lữ Phú - 2 giờ trước
Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 3 giờ trước
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 3 giờ trước
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.