Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Trung và Đông Âu

PV - 09:25, 26/10/2021

Tính đến sáng 26/10, thế giới ghi nhận 4.969.033 trường hợp mắc COVID-19, với 244.761 ca tử vong. Đáng lo ngại, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đông Âu và Trung Âu khi nhiều nước ở khu vực này ghi nhận những số liệu báo động về số ca mắc mới và số ca tử vong.

Người dân đeo khẩu trang khi đi bộ trên tuyến phố ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, ngày 25/10. (Ảnh: Xinhua)
Người dân đeo khẩu trang khi đi bộ trên tuyến phố ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, ngày 25/10. (Ảnh: Xinhua)

Còn về diễn biến dịch bệnh, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 26/10 cho thấy, hiện toàn thế giới có 221.818.697 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 17.973.681 ca bệnh đang điều trị thì có 17.898.655 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 75.026 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 63.119.180 trường hợp, trong đó có 1.283.043 ca tử vong và 57.200.760 ca được điều trị khỏi.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 26/10, hiện 48,7% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 6,87 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 25,76 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vẫn diễn ra không đồng đều, khi số người được ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp, dù đã được cải thiện song vẫn còn khiêm tốn ở mức 3,1%.

Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 163.464 ca nhiễm mới. Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đông Âu và Trung Âu khi đây đang là hai khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong EU trong khi các biến thể nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 đang lan rộng.

Tại Bulgaria, nước có tỷ lệ tử vong cao thứ ba thế giới, mới chỉ có 1/4 người trưởng thành được tiêm đủ liều vaccine. Đây là một sự chênh lệch cao so với tỷ lệ 90% ở Ireland, Bồ Đào Nha hay Malta. Mới đây, Latvia đã trở thành nước châu Âu đầu tiên phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa. Còn tại Ba Lan, Bộ trưởng y tế nước này cũng đã cảnh báo về nguy cơ bùng nổ các ca nhiễm mới, khi số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày đã tăng 90% so với tuần trước. Nếu tình hình không được cải thiện, Ba Lan có thể phải áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

Trong một nỗ lực nhằm chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh, ngày 25/10, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt việc triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho tất cả những người trên 18 tuổi. Đầu tháng này, EMA cũng đã chính thức thông qua việc tiêm liều bổ sung vaccine của Pfizer/BioNtech cho người trên 18 tuổi, đồng thời tiêm liều bổ sung cả vaccine của Pfizer/BioNtech và Moderna cho những người có hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơ quan này cũng khẳng định quyết định cuối cùng liên quan đến mũi tiêm tăng cường phải do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia đưa ra.

Hiện Bắc Mỹ có 55.735.219 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1.136.034 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 46.382.889 ca nhiễm và 757.207 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, việc nghiên cứu vaccine COVID-19 cho trẻ em đã đạt tiến triển khi ngày 25/10, hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) dẫn dữ liệu sơ bộ của một nghiên cứu khẳng định vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phát triển tạo được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và có độ dung nạp tốt ở trẻ em từ 6-11 tuổi. Moderna cho biết hãng dự định sẽ sớm gửi dữ liệu trên tới các cơ quan quản lý ở Mỹ, châu Âu và các nước khác.

Tính đến sáng 26/10, Nam Mỹ có 38.295.516 ca nhiễm COVID-19, với 1.167.712 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 21.735.560 ca nhiễm.

Tại châu Á, tình hình dịch dường như được cải thiện khi số ca nhiễm mới giảm, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng. Hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại khu vực này là 78.768.943 trường hợp, với 1.161.010 ca tử vong và 75.789.108 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.818.825 ca bệnh đang điều trị thì có 26.745 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 34.201.357, trong đó có 455.100 ca tử vong.

Tính đến sáng 26/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.544.642 trường hợp, trong đó có 217.631 ca tử vong và 7.880.748 ca bình phục. Trong tổng số 466.263 ca đang điều trị thì có 2.412 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 2.919.778 ca nhiễm COVID-19 và 88.934 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 2.219 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này có tổng số 297.190 trường hợp ca mắc COVID-19, với 3.588 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 160.302 ca, tiếp theo sau là Fiji với 52.028 ca./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong- “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong- “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 1 phút trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 8 phút trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.
Nhiều điểm đến tại Việt Nam được ghi danh tại Giải du lịch thế giới

Nhiều điểm đến tại Việt Nam được ghi danh tại Giải du lịch thế giới

Sắc màu 54 - Minh Thu - 1 giờ trước
World Travel Awards (Giải du lịch thế giới) vừa công bố các giải thưởng theo hệ thống đánh giá toàn cầu của tổ chức này, bao gồm World Travel Awards, World Golf Awards, World Cruise Awards, World Travel Tech Awards...
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 1 giờ trước
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Đà Bắc (Hòa Bình) phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Đà Bắc (Hòa Bình) phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.
Định Hoá (Thái Nguyên) chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hoá (Thái Nguyên) chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giáo dục - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, do đó, huyện Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Kinh tế - Thỏa Khánh - 1 giờ trước
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Hội thi tìm hiểu pháp luật về kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Chiêm Hóa năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết”.