Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đến Tết lại bán keo non

PV - 11:19, 08/02/2018

Cứ vào dịp cận Tết, người dân ở các huyện miền núi Quảng Ngãi lại bước vào mùa thu hoạch keo rầm rộ. Đằng sau niềm vui có khoản tiền để trang trải cuộc sống và lo Tết, là nỗi buồn phải bán đổ, bán tháo khi keo vẫn còn non. Tình trạng này đã lặp lại nhiều năm mà chưa có giải pháp ngăn chặn.

Người dân các huyện miền núi Quảng Ngãi đang khai thác keo. Người dân các huyện miền núi Quảng Ngãi đang khai thác keo.

 

Bán keo để có tiền ăn Tết

Theo chu kỳ sinh trưởng, khi cây keo được từ 6-7 năm là thời điểm khai thác thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân phải bán keo khi chỉ mới hơn 3 năm tuổi.

Những ngày cận Tết, đi dọc theo các tuyến đường từ miền xuôi lên các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, dễ dàng nhìn thấy hình ảnh người dân ào ào thu hoạch những đám keo chỉ mới trồng được khoảng 3-4 năm, nhiều cây chỉ mới to bằng cổ tay người lớn cũng bị chặt hết. Vẫn biết, keo khai thác sớm hơn so với chu kỳ sinh trưởng, hiệu quả kinh tế không cao nhưng bà con vẫn cứ khai thác.

Trò chuyện với anh Đinh Lâm, xã Long Môn, huyện Minh Long chúng tôi được biết do không có tiền để mua sắm Tết nên bán keo non. “Tết đến nơi rồi trong nhà không có tiền, gạo cũng hết, mấy đứa nhỏ lại đòi có đồ mới nên vợ chồng mình phải “bấm bụng” khai thác 1ha keo trồng cách đây hơn 3 năm, được 50 tấn với giá 900 ngàn đồng/tấn trừ mọi chi phí còn được một nửa để sắm Tết, sang năm trồng lại”, anh Lâm chia sẻ.

Không chỉ có huyện Minh Long, các huyện miền núi khác như Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà... tình trạng khai thác keo non cũng diễn ra ồ ạt. Theo lý giải của chính quyền địa phương, nguyên nhân chính là vào thời điểm cuối năm, thời tiết mưa lạnh kéo dài cả tháng, người dân không có việc làm. Thanh niên trai trẻ thì có thể lên Tây Nguyên thu hoạch mía, hái cà phê... nhưng còn người lớn tuổi thì quanh năm chỉ biết quanh quẩn ở quê. Không có thu nhập, lại là thời điểm cuối năm, bà con rất cần tiền để chi vào nhiều thứ, nhất là đầu tư vào sản xuất vụ đông xuân, trả nợ cho các cửa hàng vật tư nông nghiệp... nên chỉ còn cách bán keo non.

Khó ngăn chặn

Bà Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tây Trà cho biết, trong năm 2017, gỗ keo nguyên liệu của huyện đạt 10.220 tấn, bằng 44% so cùng kỳ. Nguyên nhân lâm sản đạt tỷ lệ thấp vì người dân sử dụng giống bị thoái hóa, tái sử dụng lại cây tái sinh, nên năng suất chất lượng thấp, trồng với mật độ quá dày...; đặc biệt là tình trạng khai thác khi chưa đủ tuổi thu hoạch vẫn tiếp diễn.

“Nếu keo khai thác đúng chu kỳ sẽ đạt sản lượng từ 80-90 tấn/ha, trong khi keo non chỉ đạt từ 40-50 tấn/ha. Cuộc sống khó khăn dẫn đến phải bán keo non, người dân và cả chính quyền đều thấy tiếc. Nhằm hạn chế tình trạng bán keo non, chính quyền cũng chỉ biết tuyên truyền, vận động, chứ không thể xử lý. Vì rừng là của người dân. Việc khai thác, sử dụng do họ quyết định”, bà Thúy phân trần.

Còn theo đại diện Phòng NN&PTNT huyện Ba Tơ, năm 2017, sản lượng gỗ keo khai thác trên địa bàn huyện có tăng hơn năm 2016, nhưng tình trạng khai thác keo non vẫn diễn ra thường xuyên, nhất là vào dịp cuối năm, mùa giáp hạt. Nhà nước chỉ tuyên truyền, vận động chứ không thể buộc người dân thu hoạch đúng năm tuổi rừng. Theo người dân thì, thu hoạch keo mùa này được lợi vì lượng nước trong keo cao nên keo được trọng lượng nhưng họ không nghĩ rằng keo chưa đủ tuổi năng suất thấp hơn nhiều lần.

Định hướng của Bộ NN&PTNT, thời gian tới, sẽ hạn chế việc xuất khẩu dăm gỗ với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng. Bên cạnh đó, sẽ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sang gỗ lớn, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi cần tăng cường triển khai các giải pháp tuyên truyền, để người dân nhận thấy việc bán keo non gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chính người trồng. Đặc biệt, chú trọng giúp đỡ, hướng dẫn các hộ xây dựng các mô hình kinh tế theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, tạo việc làm và chăm lo Tết cho người dân, có như vậy thì tình trạng bán keo non mới giảm dần.

LÊ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 4 giờ trước
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 5 giờ trước
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 5 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Du lịch - PV - 10 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.