Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại lễ Phật đản Chùa Ba Vàng và khánh thành tòa Đại giảng đường trên núi lớn nhất thế giới

Việt Hà - 19:00, 21/05/2023

Ngày 21/5, tại khuôn viên bổn tự trên núi Thành Đẳng (Tp. Uông Bí, Quảng Ninh), đã diễn ra Đại lễ Phật đản Chùa Ba Vàng năm 2023 (sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc trong nước và quốc tế) và khánh thành tòa Đại giảng đường trên núi lớn nhất thế giới.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPG Việt Nam
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPG Việt Nam

Quang lâm chứng minh buổi lễ, có: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dục - Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Thiện Pháp - đồng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Văn phòng 1 và 2 Trung ương GHPG Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước…

Tham dự Đại lễ, còn có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và Tp. Uông Bí; Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái đến từ nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Bhutan, Sri Lanka…; cùng trên 6 vạn Phật tử, Nhân dân đến từ các địa phương trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam
Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam

Tại Đại lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPG Việt Nam. Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương đã tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam.

Phát biểu chào mừng chư Tôn đức Trung ương Giáo hội, lãnh đạo Phật giáo các nước và toàn thể đại biểu gần xa về tham dự, Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh đã giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng, cũng như hoạt động sinh hoạt tu học của Chư Tăng, Phật tử Chùa Ba Vàng luôn lấy phương châm “Huân tu giới đức, tinh tấn tu hành và phát huy tinh thần dấn thân phụng sự để biến cảnh trần gian thành Tịnh độ”.

Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và Tp. Uông Bí dự Đại lễ
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh và Tp. Uông Bí dự Đại lễ

Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh cho biết: Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang tự, được xây năm Ất Dậu, triều Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên 1706. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của thời gian và lịch sử, đã làm cho cảnh cũ chùa xưa không còn. Năm 1993 chùa được Nhân dân dựng tạm trên nền cũ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Năm 2007, chùa được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa danh thắng cấp tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã bổ nhiệm sư Thích Trúc Thái Minh làm Trụ trì.

Đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương tham dự Đại lễ
Đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương tham dự Đại lễ

Ngày 30/10/2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo Chùa Ba Vàng. Ngày 1/1/2011, Chùa Ba Vàng chính thức đặt đá xây dựng giai đoạn 1. Trải qua hơn 3 năm thi công, ngày 9/3/2014 khánh thành Đại Hùng Bảo Điện Chùa Ba Vàng và đón nhận kỷ lục Ngôi Chánh Điện trên núi lớn nhất Đông Dương, góp phần tô đậm cảnh sắc Phật đài nơi miền Kinh đô Phật giáo một thời vang danh.

Để đáp ứng nhu cầu tu học của đại chúng và phục vụ Nhân dân; chư Tăng bổn tự đã chỉ đạo cho Ban Quản lý dự án tiếp tục lên kế hoạch xây dựng giai đoạn 2, gồm các hạng mục tòa Đại giảng đường với tổng kinh phí xây dựng gần 300 tỷ đồng, cùng các công trình khác như: Đại Trai đường 70 tỷ đồng, nhà bếp 80 tỷ đồng, khu nhà Phật tử, Cầu Vàng, tượng đài Phật dân sinh…

Lãnh đạo Trung ương GHPG Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước dự Đại lễ
Lãnh đạo Trung ương GHPG Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước dự Đại lễ

Riêng tòa Đại giảng gường được khởi công xây dựng từ năm 2016, được thiết kế 2 tầng với diện tích mặt sàn là 11.904 m2, chiều cao 31,88 m, chiều dài 90,73 m và chiều rộng là 71,85 m, có sức chứa khoảng 12.000 - 13.000 người; thiết kế 2 tầng mái: Mái hạ với 4 mái đao truyền thống, mái thượng được thiết kế theo kiến trúc mái vòm; đỉnh là biểu tượng hoa sen như bảo tòa thuyết pháp của chư Phật. Tất cả kiến trúc đó đã tạo nên nét tổng thể đặc biệt cho tòa Đại giảng đường.

Với công trình tâm linh Phật giáo quy mô và đồ sộ này, Chùa Ba Vàng đã đón nhận kỷ lục ngôi Đại giảng đường Phật giáo trên núi lớn nhất thế giới, do Liên minh kỷ lục Thế giới Worldings và Hiệp hội kỷ lục Thế giới WRA xác lập.

Sau lễ hành chánh, Hòa thượng Chủ tịch và nhị vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam đã đối trước Tôn tượng Phật Đản Sanh dâng hương cúng dường và chủ trì khóa lễ tụng kinh Khánh đản để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh nhận Bằng Kỷ lục thế giới Chùa Ba Vàng đạt tiêu chí Ngôi chùa sở hữu tòa Đại giảng đường Phật giáo trên núi lớn nhất thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới - WorldKings trao tặng
Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh nhận Bằng Kỷ lục thế giới Chùa Ba Vàng đạt tiêu chí Ngôi chùa sở hữu tòa Đại giảng đường Phật giáo trên núi lớn nhất thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới - WorldKings trao tặng

Theo truyền thống kính mừng Đại lễ Phật đản, chư Tôn đức và đại biểu tham dự cùng thực hiện nghi thức Mộc Dục - cúng dường nước thơm lên kim thân của Đức Phật, người con Phật trên khắp thế giới hân hoan đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh thị hiện, mở ra con đường Giác ngộ cho chúng sinh.

Chư Tăng Ni Chùa Ba Vàng, đại biểu Phật giáo thế giới và hàng ngàn Phật tử, Nhân dân nhiều địa phương về dự Đại lễ
Chư Tăng Ni Chùa Ba Vàng, đại biểu Phật giáo thế giới và hàng ngàn Phật tử, Nhân dân nhiều địa phương về dự Đại lễ

Ngau sau nghi thức, Chư Tôn đức lãnh đạo GHPG Việt Nam, đại biểu Phật giáo thế giới và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đã cùng tiến về Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới để thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và tham quan 2 tầng của giảng đường trong niềm tôn kính và chào mừng nồng nhiệt của hơn 60.000 Phật tử, Nhân dân tham dự.

Tòa Đại giảng đường Chùa Ba Vàng
Tòa Đại giảng đường Chùa Ba Vàng

Buổi chiều cùng ngày, trong không khí hân hoan, phấn khởi, Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni GHPG Việt Nam; Chư Tăng Ni Chùa Ba Vàng, đại biểu Phật giáo thế giới và hơn 60.000 Phật tử, Nhân dân đã tham gia chương trình múa đồng diễn và Diễu xe hoa kính mừng Phật đản được tổ chức tại khuôn viên bổn tự.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Với trợ lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào DTTS phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa và có thương hiệu, được khách hàng tìm đến và đặt mua.
Tin nổi bật trang chủ
Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 4 phút trước
Ở huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hoà), nhiều bạn trẻ đã thể hiện tình yêu văn hóa truyền thống theo cách của riêng mình, có bạn thì say mê chế biến các món ẩm thực đặc trưng như muối cá khô, gạo rẫy... , người lại học làm những món đồ mỹ nghệ như đan lát làm gùi, nỏ, đàn chapi…Dù việc làm khác nhau, nhưng các bạn đều cố gắng gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.
Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Doanh nhân dân tộc - Tào Đạt - 5 phút trước
Ba thập kỷ qua, Phú Thái đã trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Với phương châm “Khát vọng lớn - Hợp lực thành công”, chiến lược “Phú Thái 2033 - Future Ready” thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Phú Thái trong việc nâng tầm năng lực cạnh tranh, kiến tạo hệ sinh thái doanh nghiệp thịnh vượng và chủ động dẫn dắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế số, hội nhập toàn cầu.
Phú Yên: Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

Phú Yên: Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

Pháp luật - T.Nhân - N.Triều - 9 phút trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Kim Quyên (SN 1978), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung (trụ sở tại 261 Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 221 Bộ luật Hình sự.
Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 phút trước
Với trợ lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào DTTS phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa và có thương hiệu, được khách hàng tìm đến và đặt mua.
Hiệu quả chăn nuôi gia súc có sừng ở xã Phước Trung

Hiệu quả chăn nuôi gia súc có sừng ở xã Phước Trung

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 11 phút trước
Xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc có sừng, cung cấp giống và thịt hàng hóa chất lượng cao. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã huy động nguồn lực hỗ trợ người dân chăn nuôi theo hướng bền vững. Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang tạo động lực giúp hộ nghèo phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm du lịch cà phê. Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Lặng thầm “gieo chữ” vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ nhân Đàng Năng Thạch tận tâm truyền dạy nhạc cụ Chăm

Nghệ nhân Đàng Năng Thạch tận tâm truyền dạy nhạc cụ Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I: 2021-2025), thời gian qua, nghệ nhân Đàng Năng Thạch đã tận tâm truyền dạy nhạc cụ cho thanh niên dân tộc Chăm, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong cộng đồng.
Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Khoa học - Công nghệ - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ban Chỉ đạo về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định công bố Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chính thức được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Quốc hội bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào chương trình Kỳ họp thứ 9

Quốc hội bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào chương trình Kỳ họp thứ 9

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 15/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An

Thời sự - An Yên - 1 giờ trước
Trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, sáng 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.