Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Đà Nẵng phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế biển

Minh Nhật - 15:40, 17/02/2025

Sáng 17/2, Lễ hội Cầu ngư đã diễn ra tại xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An và quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.

Đánh trống khai mạc Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Đánh trống khai mạc Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Khai mở cửa biển

Ông Cao Đức Nguyên, Chủ tịch UBND xã Ngọc Bích (huyện Diễn Châu, Nghệ An), Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cầu ngư, mở cửa biển xã Ngọc Bích lần thứ 5 năm 2025 cho biết, Lễ hội Cầu ngư là nghi thức truyền thống của cư dân vùng biển. Từ xa xưa, vào dịp đầu Xuân, Nhân dân thường tổ chức Lễ hội Cầu ngư kết hợp với cầu yên, cầu tài để mong sự an lành, may mắn và thành công.

Lễ hội Cầu ngưnăm 2025 nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cầu mong năm mới với nhiều thắng lợi mới, mọi nhà ấm no, hạnh phúc; mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, khai thác hải sản được nhiều cá tôm. Đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa giữa các xã trong huyện, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, quảng bá và thu hút khách thập phương về với quê hương Ngọc Bích.

Nghi lễ cầu an, cầu ngư tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Nghi lễ cầu an, cầu ngư tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ với các nghi lễ truyền thống như: Lễ khai quang, Lễ yết cáo, Lễ cầu ngư - Lễ Đại tế, Lễ tạ, Lễ cầu yên, Lễ thả hoa… thể hiện lòng thành kính, tri ân đến các vị chư thần và kính thỉnh các chư thần phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, quê hương thanh bình, phát triển. Trong Lễ thả hoa trên sông Bùng nối Cảng cá Đông Lộc với cửa biển Lạch Vạn, ngư dân trên 9 tàu thuyền tham gia rước lễ thực hiện nghi thức “nhúng giã”. Đây là hoạt động mang ý nghĩa khai mở cửa biển, đánh dấu mùa khai thác hải sản của ngư dân; cầu mong luồng lạch luôn khơi thông, ngư dân ra khơi, vào lộng được thuận lợi, bình an, những chuyến đi biển khai thác được nhiều tôm cá, mùa màng bội thu.

Phần hội với các nghi thức rước kiệu, múa lân sư rồng, lễ rước nhúng giã, rước hoa, rước vật phẩm tế lễ… có sự tham gia của hàng ngàn người dân nghênh kiệu, tế nam quan, nữ quan, bát âm, dâng hương hoa, đồ tế lễ, kéo trống… trên đoạn đường gần 1km từ đền Cả sang Cảng cá Đông Lộc.

Ông Đỗ Nguyên Ngọc, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng), Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc lễ hội. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Ông Đỗ Nguyên Ngọc, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng), Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc Lễ hội. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt… mang tính cộng đồng, thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, phần thi đan lưới giã với sự tham gia của 4 đội chơi đã tái hiện sự hình thành, phát triển gần 100 năm qua của nghề sản xuất ngư lưới cụ của cư dân làng biển, thu hút đông đảo người dân reo hò, cổ vũ. Ban Tổ chức còn trưng bày tranh ảnh về mảnh đất, con người, truyền thống văn hóa, các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng địa phương; giao lưu văn nghệ giữa 18 xóm trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Thu, xóm Chiến Thắng, xã Ngọc Bích cho biết, đây là lần thứ 5 chị tham gia đội lễ trong đoàn rước kiệu. Gia đình chị cũng có tàu khai thác hải sản nên mỗi lần tham gia Lễ Cầu ngư, lòng chị cảm thấy an yên, phấn khởi và tin tưởng năm mới gia đình sẽ ấm no hơn nhờ nghề khai thác hải sản.

Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Bích Nguyễn Văn Liên cho biết, là một trong 5 xã ven biển, bãi ngang của huyện Diễn Châu, xã Ngọc Bích có diện tích gần 6km2 với hơn 29.000 nhân khẩu. Xã có 16 nhóm nghề, riêng nghề khai thác hải sản đã có truyền thống gần 100 năm, được nối nghề qua nhiều thế hệ. Hiện nay xã có gần 470 phương tiện tàu thuyền chuyên khai thác hải sản. Hàng chục năm qua, nghề khai thác hải sản đã kéo theo nhiều ngành, nghề như, sửa chữa, đóng tàu, thuyền, chế biến hải sản, sản xuất đá lạnh, kinh doanh nhiên liệu… phát triển, tạo nên sự đa dạng và đặc trưng trong cơ cấu ngành, nghề của địa phương.

Lễ hội Cầu ngư xã Ngọc Bích diễn ra đến hết ngày 18/2.

Thuyền thúng của ngư dân tham gia diễu hành tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Thuyền thúng của ngư dân tham gia diễu hành tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Phát triển kinh tế biển

Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2025 đã diễn ra với các phần nghi lễ truyền thống và phần hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng biển miền Trung.

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê Đỗ Nguyên Ngọc, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết, đây là một trong lễ hội truyền thống lâu đời, sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển miền Trung. Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông ở làng biển Thanh Khê, ra đời và phát triển dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử văn hóa tâm linh của vùng đất. Đồng thời phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt của ngư dân làng chài Thanh Khê.

Ngay từ sáng sớm, nghi lễ rước Nghinh thần diễn ra trang trọng trước biển Hà Khê do các cụ cao niên làm chủ lễ. Đông đảo người dân địa phương trong trang phục áo dài khăn đóng, đoàn hát bả trạo, đội kèn, trống, đội cờ tham gia đoàn rước kiệu Nghinh thần từ bờ biển về khu vực làm lễ chính. Tại lễ tế chính, các vị trưởng lễ cùng đại diện chính quyền địa phương, người dân đã dâng hương kính cáo các chư thần để cầu an, cầu ngư… Hơn 3 thế kỷ qua, các thế hệ người dân làng biển Thanh Khê đã duy trì nghề biển và khai thác thủy hải sản hiệu quả; giữ gìn, phát huy các giá trị tín ngưỡng, tâm linh, lịch sử văn hóa truyền thống độc đáo của ngư dân vùng biển.

Cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”. Tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2025. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 14 - 17/2, gồm các nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động hội. Phần hội được tổ chức đan xen các hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài cùng những môn thể thao vận động trên biển.

Ngoài ra, tại đây còn có gian trưng bày, mô hình, hình ảnh chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; sản phẩm thủy hải sản của người dân các phường ven biển...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Thời sự - PV - 20:45, 21/02/2025
Ngày 21/2, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đồng chủ trì.
Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Media - BDT - 20:00, 21/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Dân ca vang vọng khắp miền quê. Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná. Chủ tịch Hội nông dân làm kinh tế giỏi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Media - BDT - 18:51, 21/02/2025
Cứ vào dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng các tỉnh tỉnh vùng Đông Bắc lại nô nức tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, mang theo thông điệp cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng bào Tày, Nùng có câu: “Nàng ơi, bươn Chiêng lầu pây liểu/Bươn nhỉ mí chịu dú đai" nghĩa là Em ơi, tháng Giêng ta đi trẩy hội/Tháng hai chân tay không ngơi nghỉ.
Đủ nước, đủ nắng....hoa sẽ nở!

Đủ nước, đủ nắng....hoa sẽ nở!

Giáo dục - Vũ Mừng - 18:44, 21/02/2025
Lần nào có dịp về công tác tại huyện Hoàng Phì, tỉnh Hà Giang tôi đều dành thời gian lên thăm cô trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Thèn Chu Phìn. Hôm nay cũng vậy, tôi tới sân trường khi tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vừa điểm. Hai hồi trống ba nhịp vang vang rộn ràng, giữa mênh mang đất trời biên ải. Những em học sinh tíu tít ùa ra từ các cửa lớp, rồi í ới gọi nhau sang phòng thư viện và đứng chật kín lối đi nhỏ giữa hai kệ sách lớn được đặt trong phòng.
Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 18:41, 21/02/2025
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và thật sự ấn tượng với khu dân cư vùng đồng bào DTTS có cuộc sống thanh bình. Trẻ em đến trường học tập chăm ngoan, người lớn đưa đàn gia súc chăn thả dưới tán lá rừng. Tại thôn Rã Giữa, người phụ nữ “ba vai” Chamaléa Thị Khém là điển hình tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, chị tích cực vận động đồng bào Raglay chung tay xây dựng bản làng no ấm.
Những đồi chè hút hồn du khách

Những đồi chè hút hồn du khách

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm Ninh Thuận vui đón Tết Ramưwan . Ngát xanh những đồi chè hút hồn du khách. Nhịp sống nơi thượng nguồn Nậm Nơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Phóng sự - Lê Hường - 18:40, 21/02/2025
Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:38, 21/02/2025
Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Phóng sự - Thanh Hải - 18:37, 21/02/2025
Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.
Du lịch Quảng Nam trên đà

Du lịch Quảng Nam trên đà "cất cánh"

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 21/02/2025
Năm 2024, toàn ngành du lịch Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 21,6 nghìn tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục đối với du lịch địa phương từ trước đến nay. Phát huy lợi thế đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch ấn tượng, tạo điểm nhấn để đưa du lịch phát triển mạnh trong thời gian tới.
Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Xã hội - Thanh Nga - Duy Trinh - 18:33, 21/02/2025
Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.