Du lịch -
Tào Đạt -
08:46, 04/04/2024 UBND tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là công viên địa chất toàn cầu.
Nằm trên cao nguyên M'nông hùng vĩ, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông rộng 4.760km2, trải dài qua 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và TP. Gia Nghĩa. Đây là điểm đến cho những người đam mê khám phá thiên nhiên và văn hóa đa dạng, hứa hẹn đem lại những trải nghiệm thú vị trên vùng đất Tây Nguyên giàu bản sắc.
Tin tức -
Trí Phương -
17:45, 16/03/2023 Ngày 16/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn, tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia tư vấn UNESCO và các chuyên gia Việt Nam.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
09:30, 04/09/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã có Quyết định thành lập Công viên địa chất Phú Yên nhằm định hướng xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Tin tức -
Vàng Ni - D.Đạt - H.Kiên -
22:27, 15/05/2023 Chiều 15/5, tại trụ sở UBND huyện Mèo Vạc đã diễn ra hội thảo: “Phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống để xây dựng Mèo Vạc trở thành trung tâm du lịch vùng của tỉnh Hà Giang”.
Tin tức -
Cường Hào -
15:30, 12/09/2024 Sáng 12/9, tại Cao Bằng, Hội nghị lần thứ 8 mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APGN-8) đã chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự Lễ khai mạc APGN-8.
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với tổng diện tích trên 2.356,8 km2, được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Nhằm bảo tồn và phát triển Cao nguyên đá Đồng Văn, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 438/QĐ - TTg ngày 7/4/2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có nhiều lợi thế so sánh trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Nếu Đắk Nông biết tận dụng và phát huy những lợi thế đó sẽ phát triển hiệu quả du lịch, góp phần tạo sức bật cho nền kinh tế địa phương phát triển và hội nhập quốc tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Phạm Trọng -
08:51, 20/02/2023 Tận dụng cơ hội khi được Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Đắc Nông chọn thí điểm xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với công viên địa chất toàn cầu, Đảng ủy, chính quyền xã Ea Pô, huyện Cư Jút hiện đang tích cực triển khai các đề án, kế hoạch nhằm khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
Năm 2015, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với các đơn vị liên quan quyết tâm triển khai các bước xây dựng Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng để hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất non nước toàn cầu (CVÐCNNTC). Sau nhiều nỗ lực, ngày 24/11 vừa qua, Cao Bằng chính thức đón nhận quyết định của UNESCO công nhận là CVÐCNNTC. Nhờ đó, di sản CVÐCNNTC Cao Bằng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách mạnh mẽ.
Tin tức -
Hoàng Thùy -
15:43, 22/11/2022 Ngày 22/11, Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) và Hội thảo khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam” chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Đắk Nông.
Là quốc gia có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, vì thế Việt Nam có mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) phong phú, mang lại nhiều giá trị. Trong đó, UNESCO đã vinh danh 3 CVĐC toàn cầu. Vấn đề đặt ra hiện nay, làm sao để khai thác 'kho báu", để phát huy được hết giá trị từ các CVĐC mang lại?
Ngày 28/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.