Khai thác liên tục nhiều năm, không chú ý bảo vệ tái sinh và nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm cho nguồn cây thuốc tự nhiên nước ta suy giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao bị khai thác cạn kiệt. Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nỗ lực bảo tồn bằng nhiều cách để giữ nguồn gien và giống cây thuốc cho mục đích nghiên cứu và đưa vào khai thác phát triển, thương mại hóa.
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Là người dân tộc Sán Chay đầu tiên bảo vệ thành công học vị tiến sĩ, PGS, TS Trần Văn Ơn, giảng viên Bộ môn Thực vật, Trường đại học Dược Hà Nội, đang miệt mài trên hành trình thực hiện niềm đam mê của mình - bảo tồn và phát triển cây thuốc quý, biến “nguồn quặng vàng” thiên nhiên thành sản phẩm chất lượng cao.
Cây cỏ chân vịt còn có tên gọi khác là cây cỏ chửa, cỏ thia lịa, cây thủy hảo… có tính ấm, vị đắng hơi chát, cay nồng và có mùi thơm. Trong y học cổ truyền, cỏ chân vịt là một cây thuốc quý với nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe con người, giúp khắc phục bệnh tiểu đường, dạ dày, trĩ…Sau đây là một số bài thuốc từ cỏ chân vịt mời các bạn tham khảo.