Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cương quyết xóa bỏ "xin-cho", tạo khí thế, quyết tâm mới trong đầu tư phát triển

PV - 21:30, 20/05/2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong giai đoạn tới, phải cương quyết xóa bỏ “xin-cho”, chống tiêu cực trong đầu tư công, chấm dứt dàn trải, manh mún, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo khí thế, quyết tâm mới trong phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, cơ quan, đánh giá kết quả đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền về nội dung này.

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, phải khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để các bộ, cơ quan, địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, phải khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để các bộ, cơ quan, địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2016-2020

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, triển khai các nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở tổng mức vốn 2 triệu tỷ đồng và các nguyên tắc, tiêu chí được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã giao kế hoạch trung hạn cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bằng 90,8% tổng mức vốn được Quốc hội thông qua. Tổng số dự án được giao kế hoạch trung hạn là 11.100 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015. Giải ngân bình quân hằng năm đạt khoảng 83,4% kế hoạch giao, năm 2020 đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, hơn 97,46%.

Thể chế pháp luật về đầu tư công ngày càng được hoàn thiện, quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu, phân cấp, tạo quyền chủ động và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư công.

Giai đoạn vừa qua cũng đã cân đối đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương từ giai đoạn trước, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016-2020.

Hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện, đầu tư dàn trải, phân tán dần được hạn chế, số lượng dự án mới giảm dần, tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án dở dang, tỷ lệ dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 66,2%. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng đã được cải thiện, góp phần huy động một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội, đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao hơn giai đoạn trước.

Giải ngân vốn đầu tư công đã từng bước được cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID-19. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải thiện thêm một bước, nhiều dự án hạ tầng đầu tư từ giai đoạn trước thuộc các ngành, lĩnh vực then chốt được hoàn thành trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, đầu tư công trung hạn giai đoạn vừa qua vẫn có những tồn tại, hạn chế. Một số quy định vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phân cấp còn chưa triệt để. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền liên quan đến đầu tư công còn một số bất cập như kế hoạch cứng nhắc, thiếu linh hoạt, mất thời gian báo cáo cấp có thẩm quyền. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Làm rõ thêm nội dung của báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn 2011-2016 có tới 22 nghìn dự án đầu tư công, nhưng giai đoạn 2016-2020 đã giảm còn 11 nghìn dự án. “Đây là cuộc cách mạng lớn của cả nhiệm kỳ vừa qua và sẽ được tiếp tục, dự kiến giai đoạn 2021-2026 sẽ chỉ còn khoảng 6.400 dự án”- Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc về pháp luật cần tiếp tục được tháo gỡ. Trong giai đoạn tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục thúc đẩy phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng hơn, nâng cao chất lượng lập dự án của địa phương…

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ cho rằng trong giai đoạn mới, phải đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội, tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công để đóng vai trò dẫn dắt, huy động đầu tư ngoài nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách đầu tư công, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế, đẩy mạnh phân cấp gắn với năng lực, trách nhiệm thực hiện…

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được xây dựng khoa học, bài bản, rõ ràng, dễ theo dõi. Những kết quả đạt được của đầu tư công trong 5 năm qua có được nhờ nỗ lực chung của nhiều cơ quan, của cả nước, trong đó có vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ có rất nhiều đổi mới, cố gắng lớn trong hoàn thiện thể chế, giảm “xin-cho”, giảm tiêu cực.

Cùng với các nội dung, quan điểm, định hướng trong báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở, nhấn mạnh thêm một số nội dung để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện báo cáo, đồng thời xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc, chỉ đạo công tác này.

Theo đó, tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất, đánh giá cụ thể hơn về những kết quả đạt được so với các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII năm 2016 của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, nhất là việc triển khai các dự án lớn như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam… Báo cáo cần nêu rõ các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt, những nơi chưa tích cực, các nguyên nhân gây chậm tiến độ các dự án, các bài học kinh nghiệm cần rút ra.

Thủ tướng yêu cầu, dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 phải bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chương trình hành động của Chính phủ.

“Đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển, tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, cương quyết xóa bỏ “xin-cho” và chống tiêu cực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc thể chế, cải cách thủ tục hành chính, bổ sung các quy định cần thiết”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, phải khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để các bộ, cơ quan, địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng.

Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan rà soát lại thật kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia có ý nghĩa liên vùng, tác động lan tỏa, tạo ra không gian phát triển mới, đồng thời chú ý các dự án an sinh xã hội, chăm lo cho cuộc sống người dân.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh một số quan điểm trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải – vấn đề được nhiều ý kiến đề cập tại cuộc họp và cũng là một “nút thắt” lớn trong phát triển hiện nay.

Theo đó, phải đẩy mạnh triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, người dân và chia sẻ rủi ro.

Quan điểm dứt khoát là dự án đi qua nơi nào, địa phương nơi đó là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các địa phương phải lo ngân sách, chịu trách nhiệm về khâu giải phóng mặt bằng cho các dự án. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho phần xây lắp tại các dự án. Nguồn vốn Nhà nước sẽ đóng vai trò “vốn mồi” đóng vai trò dẫn dắt các nguồn vốn khác.

Thực tế cũng cho thấy, trước khi giải phóng mặt bằng, các dự án rất khó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, nhưng sau khi có mặt bằng sạch, dự án sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các nhà đầu tư. Người đứng đầu Chính phủ cho biết, lãnh đạo nhiều địa phương khẳng định sẵn sàng thực hiện ngay cách làm này./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 12 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 14 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.