Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một người phụ nữ Ba Na "không dám bệnh!"

Nguyễn Bá Thuyết - 11:39, 29/07/2021

“Đã có lúc em nản lòng muốn buông bỏ. Nhưng rồi nhìn hai đứa con, nhìn bố mình, lại nghĩ mình mà nằm xuống ai lo cho con, cho bố?. Nghĩ vậy em nuốt nước mắt vào trong, lặng lẽ ráng theo công việc. Nói thật với các anh chị, em không dám bệnh, không được bệnh!”. Sau nhiều lần điện thoại, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được chị - người phụ nữ dân tộc Ba Na, một mình nuôi bố và 2 con bị ảnh hưởng chất độc da cam. Đó là chị Hờ Thủy, ở thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh (Phú Yên).

Hờ Thủy (bên trái), đang cho Hờ Miu ăn
Chị Hờ Thủy (bên trái), đang cho con ăn

Số phận nghiệt ngã

Trong ngôi nhà nhỏ được Nhà nước xây cho đồng bào tái định cư khi triển khai dự án Thủy điện Sông Hinh năm 1995; chưa kịp lau mồ hôi, người phụ nữ Ba Na với khuôn mặt sạm nắng mưa, trải chiếc chiếu xuống nền nhà, pha nước mời chúng tôi… Chị kể cho chúng tôi nghe những nỗi buồn của cuộc đời mình, khi phải chịu hậu quả khốc liệt của chất độc da cam.

Chị là con út của già làng Ma Doanh, 86 tuổi, một cựu chiến binh có nhiều thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Già Ma Doanh đã được tặng Huân chương Chiến công hạng Hai, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng… và vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ.

Khi Hờ Thủy còn đôi mươi, chị là một cô gái Ba Na khá sắc sảo, được nhiều trai bản để ý. Nhưng chị lại nặng lòng với một thanh niên cùng bản. Lễ cưới được tổ chức năm 2007. Năm 2008, Hờ Thủy sinh bé đầu là Hờ My, năm 2012 tiếp tục sinh đứa thứ hai là Hờ Miu. Cuộc sống gia đình bắt đầu rạn nứt, rồi đổ vỡ từ khi phát hiện đứa con thứ hai là Hờ Miu mắc di chứng chất độc da cam nặng, chỉ nằm một chỗ. Đứa con gái đầu Hờ My cũng bị thiểu năng trí tuệ.

Già làng Ma Doanh vì thương con nên nặng lòng suy nghĩ, vết thương cũ tái phát, đủ các thứ bệnh của di chứng da cam làm cho sức khỏe ông kiệt dần. Kinh tế gia đình Hờ Thủy vốn đã khó khăn, ngày càng khó khăn hơn. Tuy cha và con gái Hờ Miu được hưởng trợ cấp của Nhà nước, nhưng chi phí thuốc thang cho 3 người bệnh, trang trải chi tiêu… tiền cứ như “muối bỏ bể”. Trong nhà Hờ Thủy không có thứ gì đáng giá.

Trong lúc hoạn nạn ấy, người chồng của Hờ Thủy lại phó mặc cha già, con thơ bệnh tật lại cho Hờ Thủy rồi “một đi không trở lại”. Kể từ đây (2012) gánh nặng đặt tất cả lên vai Hờ Thủy.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh

Hai năm trở lại đây, già Ma Doanh trở bệnh nặng hơn nhiều. Ngồi bên cụ, tôi thấy cụ nhắm nghiền hai mắt, nghe nhịp thở gấp gáp, khó khăn. Tuy thế, khi tỉnh lại cụ vẫn luôn động viên con gái cố gắng thu xếp đi làm để có tiền mua thêm thuốc thang, chạy bữa lo cái ăn. “Mình phải cố thôi, mình còn có trợ cấp, còn đỡ hơn nhiều người khác”. Nghe cụ nói tôi trào nước mắt. Sức khỏe yếu, đau đớn là vậy nhưng cụ Ma Doanh vẫn gắng gượng tự lo lấy những sinh hoạt của mình, vượt qua đau đớn bằng ý chí, nghị lực của người Bộ đội Cụ Hồ.

Chị Lê Thị Trúc Thư, Cán bộ Thương binh - Xã hội của xã Đức Bình Đông cho biết: Về khoản tiền trợ cấp cho ông Ma Doanh, cháu Hờ Miu và người nuôi dưỡng mỗi tháng được 3.675.000 đồng. Cháu lớn Hờ My đã đi giám định mấy lần nhưng chưa đạt tiêu chí để hưởng trợ cấp. Bình quân mỗi người trong gia đình có khoảng 900.000 đồng mỗi tháng để chi phí cho tất cả mọi sinh hoạt, gồm quần áo, thuốc men, ăn uống... 

“Chị em trong thôn Bình Giang thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tạo điều kiện giúp đỡ Hờ Thủy, giúp chị ấy chăm sóc các con. Nhất là dịp lễ, Tết có quà gì cũng ưu tiên nhường phần cho cụ Ma Doanh hoặc cháu Hờ Miu để động viên gia đình, động viên Hờ Thủy thêm niềm vui trong cuộc sống”, chị Hờ Nguyệt - Phó thôn Bình Giang nói.

Để duy trì cuộc sống giữa bộn bề lo toan, mỗi ngày Hờ Thủy phải làm việc liên tục khoảng 17 đến 18 tiếng. “Đã có lúc em nản lòng muốn buông bỏ. Nhưng rồi nhìn hai đứa con, nhìn bố mình, lại nghĩ mình mà nằm xuống ai lo cho con, cho bố?. Nghĩ vậy em nuốt nước mắt vào trong, lặng lẽ ráng theo công việc. Nói thật với các anh chị, em không dám bệnh, không được bệnh!”, Hờ Thủy tâm sự.

Rời thôn Bình Giang, hình ảnh về những khốn khó khôn lường của người phụ nữ dân tộc Ba Na đã, đang và sẽ phải vượt qua tôi không khỏi bùi ngùi, cầu mong cho chị luôn có sức khỏe để vượt lên những gian truân, khổ hạnh của đường đời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 3 phút trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.
Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Tin tức - Lê Hường - 5 phút trước
Ngày 18/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024.
Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 10 phút trước
Theo lãnh đạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vào chiều 18/4, xuất hiện trận mưa đá lớn, kèm theo gió giật nguy hiểm trên địa bàn một số xã như Trà Mai, Trà Linh...
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 11 phút trước
Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 16 phút trước
Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương giao Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức Tọa đàm “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam”.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Kinh tế - Thúy Hồng - 23 phút trước
Tối 18/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và Công viên Thống Nhất, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024 (khu vực phía Bắc).
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời sự - Ngọc Ánh - 09:26, 18/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 09:22, 18/04/2024
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 09:21, 18/04/2024
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 09:19, 18/04/2024
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.