Không ngoa nếu nói rằng những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người nơi ấy. Có dịp đến với Mèo Vạc trên miền cao nguyên đá Hà Giang, hầu hết du khách không thể bỏ qua chợ phiên độc đáo, họp vào chủ nhật hằng tuần giữa thị trấn trung tâm huyện.
Những ngày Thu, tiết trời se lạnh, nắng hanh hao trải vàng khắp không gian. Giá như không có dịch Covid-19, sẽ thú vị biết mấy khi gác lại mọi công việc để làm một chuyến ngược đường Tây Bắc, hòa mình vào những phiên chợ vùng cao để cảm nhận được vẻ đẹp chợ phiên vào mùa Thu.
Miếng bánh bò trong tâm thức tôi chứa cả một bầu trời tuổi thơ, một miền ký ức mãi mãi không mờ phai trong tâm trí.
Chợ phiên Hà Lâu là phiên chợ duy nhất hoạt động mang đậm bản sắc chợ phiên của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chợ được phục dựng lại từ năm 2018, đến nay đã trở thành nơi giao thương quen thuộc của người dân xã Hà Lâu nói riêng và cả huyện Tiên Yên nói chung. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang triển khai Đề án mở rộng chợ phiên Hà Lâu tích hợp các điểm tham quan, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng... nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác đã chọn điểm tham quan Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam để được trải nghiệm chợ phiên vùng cao “Điểm hẹn Hoàng Su Phì Hà Giang”. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, tất cả các du khách tới tham dự những sự kiện văn hóa tại đây đều tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng chống dịch.
Chợ phiên xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày thứ 7 hàng tuần. Từ tờ mờ sáng trên các nẻo đường của vùng AKT đâu đâu cũng thấy người dân nô nức đi chợ. Chợ Hùng Lợi khá giản dị, song bày bán đủ các mặt hàng thiết yếu của người dân.
Phố cổ Đồng Văn- cái tên đã đi vào tiềm thức của nhiều người, đã góp phần làm nên thương hiệu cho ngành du lịch Hà Giang. Thế nhưng Đồng Văn đang dần đánh mất mình bởi xu hướng hiện đại hóa phố cổ và sự lai tạp văn hóa.
Chào mừng năm mới 2021, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức không gian văn hóa với chủ đề "Chợ phiên vùng cao chào xuân 2021" từ ngày 31/12/2020 đến ngày 3/1/2021.
Từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Mông ở Đăk R'Măng, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa độc đáo, trong đó, việc duy trì chợ phiên đã tạo ấn tượng rất riêng về bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Bắc trên mảnh đất Tây Nguyên...
Cán Cấu là một trong những phiên chợ hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao
Phóng sự -
Phùng Hải Yến -
15:37, 22/01/2020 Với mỗi con người sinh ra và lớn lên ở miền núi, những phiên chợ vùng cao in sâu nhiều kỷ niệm. Để mai đây, cho dù bôn ba khắp nẻo, từng trải nghiệm mua sắm tại các siêu thị khổng lồ, ngập tràn hàng hóa, thì hình ảnh chợ phiên mộc mạc quê nhà vẫn không thể phai mờ.
Khi những cánh hoa đào nở rộ khoe sắc khắp bản làng, trong lòng các chàng trai, cô gái lại xốn xang nghĩ về phiên chợ sắp tới.
Cách TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên), khoảng 150km, chợ phiên Xá Nhè, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa họp vào ngày con gà và con mèo (ngày Dậu và ngày Mão). Chợ họp ở trung tâm huyện, để thuận tiện cho bà con các xã trong vùng giao lưu gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa.
Từ phiên chợ mang tính tự phát, với mong muốn vừa là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, vừa thu hút, phát triển du lịch, chính quyền huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã khôi phục, phát triển thành chợ phiên vùng cao đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc xã San Thàng, TP. Lai Châu; địa danh chợ Tam Đường đất không chỉ là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng mà còn là địa điểm để bà con gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình của người dân trong vùng thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu (Lai Châu).
Hiện nay, tại các chợ phiên vùng cao, người dân mua rất nhiều mỡ lợn rán sẵn, bởi đây là nguyên liệu thiết yếu sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chưa được quản lý chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).