Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện tảo hôn ở Chư Drăng

Thanh Long- Kim Anh - 14:05, 23/09/2022

Dù công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhưng thời gian qua, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra phức tạp ở các xã vùng đồng bào dân tộc Gia Rai thuộc huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, trong đó nhiều trường hợp sinh đẻ ở độ tuổi 15, 16, 17. Nỗi lo về tảo hôn luôn canh cánh, gây nhiều hệ lụy đến đời sống xã hội, làm giảm chất lượng dân số, chất lượng giống nòi.

Tuyên truyền về hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS
Tuyên truyền về hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS (Ảnh TL)

Chuyện chưa có hồi kết

Chư Drăng là một xã khó khăn do địa bàn rộng, dân cư sống rải rác trên địa bàn 5 buôn, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Toàn xã có 1.513 hộ, 7648 khẩu với 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Gia Rai chiếm tới 90% dân số. Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Năm 2021, toàn xã có 7 cặp tảo hôn, 6 tháng đầu năm 2022, tình hình vi phạm về tảo hôn trên địa bàn xã diễn biến phức tạp hơn. Theo thống kê có 37 cặp kết hôn thì đã có 18 cặp tảo hôn. Buôn Ia Jip có số cặp tảo hôn cao nhất là 7 cặp, buôn Nung có 5 cặp, tiếp đến là các buôn Suối Cẩm, buôn Chư Krih, buôn Thành công. Độ tuổi tảo hôn đối với nam từ 17 tuổi đến 19 tuổi, nữ từ 16 tuổi đến 17 tuổi.

Ông Ksor Rok, Chủ tịch UBND xã Chư Drăng cho biết: Chư Drăng là xã có đông đồng bào Gia Rai, có cả dân tộc Ê Đê sinh sống. Đời sống người dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong năm 2021 đến đầu năm 2022, do dịch bệnh Covid-19 nên trẻ em phải học online ở nhà. Nhiều em tiếp thu kiến thức chậm, số học sinh sụt giảm học lực tăng lên. Vì vậy, ngành Giáo dục huyện Krông Pa đã phối hợp với UBND xã cho các em học tập trung tại các lớp ở Trung tâm học tập cộng đồng xã Chư Drăng. Các em rời buôn làng, tập trung đi học tại xã, cuối tuần mới về nhà. Trong thời gian này, ngoài những buổi tham gia học tập trên lớp, các em vui chơi, giao lưu kết bạn cùng nhau. Sau thời gian học ở xã, các em về nhà và nhiều em có ý định bỏ học để kết hôn, mặc dù chưa đủ tuổi xây dựng gia đình.

Trước thực trạng này, Phòng Dân tộc và chính quyền địa phương đã xây dựng, thành lập các ban tuyên truyền, giáo dục về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù tăng cường công tác tuyên truyền nhưng tình trạng cưới tảo hôn cho con vẫn diễn ra, do nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế. Xã cũng chưa kiên quyết xử phạt được các cặp tảo hôn, dù đã có luật, vẫn còn tâm lý nể nang trong cùng xóm, làng, cộng đồng; mối quan hệ quen biết, con cháu trong cùng dòng họ; đối với việc xử lý vi phạm hành chính về tảo hôn còn gặp khó khăn do các gia đình cho con tảo hôn phần lớn là hộ nghèo, không có khả năng nộp phạt ...”

Truyền thông vào cuộc

Các buổi truyền thông liên tục được tổ chức tại các buổi họp của thôn, xã bằng việc phát tờ rơi, nói chuyện với bà con về hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với sức khoẻ của thế hệ tương lai cũng như chất lượng nòi giống của dân tộc mình. Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xác định đối tượng chính là vị thành niên, thanh niên có nguy cơ là nạn nhân của tảo hôn, các bậc cha mẹ có con là vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là có con có nguy cơ tảo hôn. Thực hiện tuyên truyền trực tiếp tại hộ, tuyên truyền nhóm, các cuộc họp thôn buôn, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã...

Tuyên truyền cung cấp thông tin về tảo hôn cho đồng bào tại cơ sở
Tuyên truyền cung cấp thông tin về tảo hôn cho đồng bào tại cơ sở

Bên cạnh đó, triển khai xây dựng mô hình hạn chế tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại các xã. Đến nay, mô hình này được triển khai và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Mô hình góp phần giảm nhanh tỷ lệ kết hôn cận huyết thống của người dân tại địa bàn xã, giảm tỷ lệ trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu quả của việc mang thai và sinh đẻ cận huyết thống trong dòng tộc. Giai đoạn 2016 – 2018, từ một huyện có 52 cặp kết hôn cận huyết thống trong tổng số 81 cặp của toàn tỉnh, hiện nay số cặp kết hôn cận huyết thống đã giảm sâu ở hầu hết các xã. Phòng Dân tộc của huyện Krông Pa đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào Gia Rai trên địa bàn xã Chư Drăng và toàn huyện.

Việc tuyên truyền sâu rộng về tác hại của hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Chư Drăng nói riêng và toàn huyện Krông Pa nói chung là một việc làm cần thiết. Việc làm này sẽ hướng người dân tới một lối sống lành mạnh, đúng đắn, tiến tới hôn nhân khi cơ thể đã trưởng thành có đủ điều kiện sức khoẻ, vật chất... Đây cũng là một nhiệm vụ phức tạp và lâu dài nên trách nhiệm tuyên truyền không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Dân tộc ngành Y tế mà đòi hỏi có sự vào cuộc của toàn xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

Ảnh: Tuyên truyền cung cấp thông tin về tảo hôn tại xã Chư drăng

Thanh Long

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai

ĐT: 0914168353

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 19:48, 09/04/2025
Bản tin tổng hợp chiều nay, 9/4, của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; “Se duyên” cho sầu riêng; Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 19:36, 09/04/2025
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 19:34, 09/04/2025
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 19:27, 09/04/2025
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 19:25, 09/04/2025
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 19:24, 09/04/2025
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 19:23, 09/04/2025
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 19:18, 09/04/2025
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:30, 09/04/2025
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 15:53, 09/04/2025
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.