Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Thường trực Hội đồng Dân tộc

PV - 14:27, 20/04/2021

Sáng 20/04, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Thường trực Hội đồng Dân tộc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Cùng dự cuộc làm việc có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Ủy viên Trung ương Đảng; Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến…

Hội đồng Dân tộc nhiệm kỳ Khóa XIV có 47 thành viên, là đại biểu Quốc hội của 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đại diện của 29/33 dân tộc tham gia Quốc hội Khóa XIV. Trong đó, có 15 đại biểu hoạt động chuyên trách (9 thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, 6 Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh) và 32 đại biểu kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết, về cơ cấu, Hội đồng Dân tộc có “5 cái nhất”: đại biểu công tác ở cơ sở nhiều nhất; đại biểu nữ nhiều nhất; đại biểu trẻ, quần chúng nhiều nhất; đại biểu kiêm nhiệm, tham gia Quốc hội lần đầu nhiều nhất; đại biểu “gánh” nhiều cơ cấu nhất.

Mặc dù vậy, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay, Hội đồng Dân tộc đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn. Trong lĩnh vực lập pháp, Hội đồng Dân tộc đã tham gia thẩm tra và cho ý kiến 60 dự án luật. Từ kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã luật hóa trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc trong việc tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra, là cơ sở pháp lý để Hội đồng Dân tộc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, nghiên cứu, tham mưu để giúp Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của nhà nước.

Trong hoạt động giám sát, khảo sát và giải trình, Hội đồng Dân tộc đã tiến hành 6 cuộc giám sát chuyên đề, 4 cuộc khảo sát; chủ trì, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 1 giám sát chuyên đề; lựa chọn những vấn đề quan trọng, nổi cộm, bức xúc để tổ chức hai phiên giải trình. Trên cơ sở kết quả từ các hoạt động này, Hội đồng Dân tộc đã có 112 kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền; nhiều kiến nghị đã được Quốc hội đưa vào Nghị quyết, được Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc

Một dấu ấn đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ này là, từ kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018 giao Chính phủ xây dựng đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Một năm sau đó, ngày 18/11/2019, Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã được trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14. Tiếp đó, ngày 19/6/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Nêu một số hạn chế trong hoạt động nhiệm kỳ này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết: kết quả tham gia phối hợp thẩm tra một số báo cáo, dự án luật chất lượng chưa cao; hoạt động giám sát đối với lĩnh vực xã hội, giám sát văn bản quy phạm pháp luật còn ít; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa triệt để; việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa kịp thời nhưng chưa có chế tài xử lý triệt để.

Hội đồng Dân tộc kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu, ban hành luật về lĩnh vực dân tộc để thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện, thống nhất các chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc. Kiến nghị Quốc hội Khóa XV ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng, ban hành tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù. Với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cần sớm có văn bản hướng dẫn về nguyên tắc lồng ghép vấn đề dân tộc trong xây dựng các dự án luật, pháp lệnh; tiếp tục rà soát tổng thể các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong các luật, văn bản dưới luật, các chương trình, mục tiêu đề án… để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống chính sách, pháp luật đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị, phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao hoạt động của Hội đồng Dân tộc trong nhiệm kỳ Khóa XIV; khẳng định, trong thành công chung của Quốc hội Khóa XIV có sự đóng góp hết sức quan trọng của Hội đồng Dân tộc, đặc biệt là đóng góp trong việc tham mưu, chủ trì thẩm tra, giúp Quốc hội ban hành 2 Nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc. “Đây là hai Nghị quyết mang tính lịch sử, dấu ấn riêng của Quốc hội Khóa XIV”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến báo cáo Kết quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến báo cáo Kết quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của Thường trực Hội đồng Dân tộc đều có tính hợp lý và là những vấn đề hiện nay Lãnh đạo Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đang nghiên cứu, tập trung chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò của Hội đồng Dân tộc trong hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội nói riêng. Trong khi các Ủy ban được tổ chức theo lĩnh vực hoạt động thì Hội đồng Dân tộc có tính đặc thù, tổ chức theo đối tượng nên phạm vi hoạt động bao phủ ở hầu hết các lĩnh vực. Điều này đòi hỏi Hội đồng Dân tộc phải có mối quan hệ rất chặt chẽ, sâu sắc với các cơ quan của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ.

Về một số nhiệm vụ cần tập trung trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Hội đồng Dân tộc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, chương trình công tác từ nay đến hết nhiệm kỳ Khóa XIV; chủ động nghiên cứu việc xây dựng Đề án về đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc để góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động chung của Quốc hội.

Đối với đề xuất xây dựng Luật Dân tộc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các cơ quan của Quốc hội đều có quyền trình sáng kiến lập pháp nên Hội đồng Dân tộc có thể chủ động đề xuất với Quốc hội xây dựng dự án Luật Dân tộc theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, Hội đồng Dân tộc cũng cần chủ động rà soát tổng thể việc thực hiện chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong các luật, văn bản dưới luật, các chương trình, mục tiêu đề án để từ đó yêu cầu Chính phủ hoặc kiến nghị Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện.

Về hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình giám sát trong lĩnh vực dân tộc trong nhiệm kỳ tới. Cần chọn đúng, trúng nội dung giám sát, trong đó, kiến nghị rõ nội dung giám sát do Hội đồng Dân tộc tiến hành, nội dung do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Quốc hội tiến hành. Làm rõ phạm vi giám sát, gắn được trách nhiệm giải trình, chỉ ra trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan thì giám sát sẽ có hiệu lực./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 2 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 2 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.