Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lạng Sơn cần chú trọng phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột

PV - 20:38, 03/11/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, Lạng Sơn cần tập trung nguồn lực, vốn đầu tư, nhân lực, chính sách, con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế của Lạng Sơn đó là kinh tế cửa khẩu - kinh tế du lịch bền vững, nông nghiệp thông minh gắn với công nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 3/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, lãnh đạo một số bộ, ngành.

Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác năm 2021.

Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt và linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân để bảo đảm vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Tiếp tục tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở những nơi có lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng; giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện. Tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 6,3% (mục tiêu là 7 - 7,5%); GRDP bình quân đầu người đạt 46,5 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 10 tháng tăng 52,7% so với cùng kỳ, đạt 112% kế hoạch (đạt 3.450 triệu USD).

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 24/10/2021 là 1.863 tỷ đồng; dự ước hết năm 2021, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt 90,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 ước tăng 5,61% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện lần đầu tiên đạt 10.058,2 tỷ đồng, đạt 172,4% dự toán, tăng 39,8%. Dự ước năm 2021 có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh đạt kết quả cao. Từ đầu đợt dịch thứ tư, ngày 6/5/2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 227 ca F0, đã điều trị khỏi 216 ca F0. Đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 901.620 liều vaccine; đã tổ chức tiêm được 854.895 liều (đạt 94,8%), tổ chức tiêm cho 482.648 người được tiêm mũi 1 (đạt 87,3%) và 372.247 người được tiêm đủ 2 mũi (đạt 67,3%).

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đoàn kết thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Là tỉnh có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu, Lạng Sơn có nhiều nỗ lực phát triển kinh tế kinh tế, thực hiện mục tiêu kép, quốc phòng an ninh được giữ vững, ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19, ít có ca lẫy nhiễm trong toàn tỉnh; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, cả ở vùng sâu, vùng xa. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm đạt kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững: đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm giữ gìn đường biên giới hòa bình, hữu nghị; huy động sức mạnh của các lực lượng cơ sở và nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, góp phần chủ động giữ gìn an ninh trật tự trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng nêu rõ một số hạn chế của tỉnh Lạng Sơn: tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn chưa thật sự bền vững, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu ngân sách lớn nhưng thu nội địa còn quá thấp; một bộ phận người dân sản xuất mang tính tự cung, tự cấp còn cao, nhiều thế mạnh chưa được phát huy, chưa tạo được động lực tăng trưởng, có sức lan tỏa lớn, đặc biệt là khu kinh tế cửa khẩu và du lịch.

Gợi ý một số định hướng cho Lạng Sơn trong thời gian tới, Chủ tịch nước nêu rõ Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, có mối quan hệ lịch sử, lâu dài, nên việc xây dựng biên giới hòa bình, thông suốt, ổn định và phát triển giữa hai nước là hết sức quan trọng, đề nghị các ban, ngành chức năng và tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục đề cao trách nhiệm trong việc thiết lập, gìn giữ và phát huy mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với tỉnh Quảng Tây và các lực lượng chức năng của Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các ngành, lĩnh vực; tăng cường phối hợp đảm bảo thông suốt khu vực cửa khẩu, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Đề cập các thế mạnh của Lạng Sơn như có vị trí thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư, kinh tế cửa khẩu, tiềm năng lớn về du lịch với hơn 600 di tích lịch sử, tiềm năng nông nghiệp với nhiều sản phẩm nổi tiếng đặc trưng của địa phương, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cần có các nghị quyết chuyên đề tập trung phát huy, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, phục vụ phát triển kinh tế -xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh, việc mở cửa phải đi liền với phòng, chống dịch Covid-19, tuyệt đối không lơ là, đẩy mạnh hơn tiêm phủ vaccine.

Chủ tịch nước cũng lưu ý cần có cơ chế liên kết các tỉnh biên giới tạo ra tuyến hành lang kinh tế phát triển mạnh dọc tuyến biên giới, chú trọng phát triển kinh tế mạnh, có quy mô; có khát vọng xây dựng thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu lớn mạnh, phát triển để góp phần giải quyết tốt mối quan hệ song phương, tạo tiềm lực an ninh quốc phòng.

Lạng Sơn cũng cần tập trung nguồn lực, vốn đầu tư, nhân lực, chính sách, con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế của Lạng Sơn đó là kinh tế cửa khẩu - kinh tế du lịch bền vững, nông nghiệp thông minh gắn với công nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm năng tài chính mạnh, năng lực quản trị; tận dụng ưu thế đất rộng, người thưa phát triển trồng rừng, cây ăn quả, phát huy giá trị nông sản địa phương. Bên cạnh đó, cần quan tâm chính sách an sinh xã hội, nhất là chất lượng y tế, giáo dục, thu hút người dân đến sinh sống và làm việc khu vực cửa khẩu biên giới.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu tỉnh tiếp tục chú trọng an ninh, quốc phòng, ngăn chặn từ sớm các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là dịp cuối năm. Địa phương cần có những biện pháp chủ động và phù hợp hơn nữa, không để xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Xây dựng các lực lượng vũ trang, công an, biên phòng, quân sự địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt cho bảo vệ an ninh quốc gia.

Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và nghe báo cáo về hoạt động quản lý kinh tế, trao đổi thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị Lạng Sơn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều cố gắng, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng hai bên vẫn phối hợp tạo thuận lợi cho hàng hóa hai nước thông quan, giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước yêu cầu các lực lượng chức năng chú trọng duy trì mối quan hệ tốt với lực lượng chức năng tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); tiếp tục quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, trước hết là cấp ủy chính quyền địa phương với các ngành của tỉnh, biên phòng, hải quan theo ngành dọc; chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề như ách tắc hàng hóa khu vực cửa khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 14 phút trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.