Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP. Hồ Chí Minh

Tào Đạt - Như Hạnh - 3 giờ trước

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc.

Tham dự Đại lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường; ông Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Trọng nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. Hồ chí Minh; ông Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc cùng tham dự.

Về phía Bộ Dân tộc và Tôn giáo có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tham dự Lễ khai mạc tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ GHPGVN tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ GHPGVN tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Đến dự Lễ khai mạc còn có ngài Anura Kumara Dissanayaka - Tổng thống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka; Hòa thượng PhraBrahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc; lãnh đạo cấp cao các quốc gia và thành viên Uỷ ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. 

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung ( người thứ 4 từ trái qua) cùng các đại biểu tham dự lễ khai mạc
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung (người thứ 4 từ trái qua) cùng các đại biểu tham dự Lễ khai mạc

Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chứng minh tối cao có Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Ủy ban Đại lễ Vesak 2025, cùng Chư tôn Trưởng lão Hoà thượng, Hoà thượng các vị Thượng toạ, đại đức, các Ni trưởng và Cư sĩ là thành viên Uỷ ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 cùng tham dự.

Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 quy tụ hơn 2.700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự.

Các đại biểu tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Các đại biểu tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được GHPGVN đăng cai tổ chức từ ngày 06 đến ngày 08/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở II, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh). Đây là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế vô cùng ý nghĩa của GHPGVN nói riêng và của đất nước nói chung. Đặc biệt, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra trong thời điểm cả nước đang hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), càng làm tăng thêm ý nghĩa của sự kiện khi bạn bè quốc tế tới tham dự và chứng kiến thành phố mang tên Bác năng động, sáng tạo, phồn vinh, thịnh vượng sau 50 năm giải phóng và đất nước Việt Nam thống nhất, phát triển, vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 1 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Từ ngày 5 đến ngày 8/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 1 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 2 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”
Khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại Thường Xuân

Khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại Thường Xuân

Xã hội - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn, tại Trường THCS Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ từ ngân sách tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Đắk Lắk: Hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ từ ngân sách tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Xã hội - Lê Hường - 2 giờ trước
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐND ngày 25/4/2025 về quy định mức hỗ trợ nguồn ngân sách tỉnh để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới nhà ở cho hộ đồng DTTS, hộ nghèo sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.