Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS ngày càng nâng cao

PV - 18:26, 27/12/2022

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, sự đồng tình ủng hộ của người dân, công tác giáo dục cho học sinh vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Kon Tum.

Chất lượng giáo dục vùng DTTS ngày càng nâng cao. Ảnh: BC  
Chất lượng giáo dục vùng DTTS ngày càng nâng cao. Ảnh: BC  

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên về giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào DTTS. Việc triển khai các chính sách giáo dục trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy tác dụng, giúp hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến trường, học sinh DTTS có thêm điều kiện để đến trường học văn hóa, được giao lưu và tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật. Từ đó, chất lượng giáo dục của các trường học, trường dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS từng bước được nâng lên.

Theo số liệu thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh (GD&ĐT), năm học 2022-2023, tỉnh ta có 370 trường học (kể cả bậc học mầm non, bậc phổ thông và cơ sở đào tạo). Trong đó, có 133 trường mầm non (gồm 110 trường mầm non công lập và 23 trường mầm non ngoài công lập); 91 trường tiểu học; 56 trường tiểu học và trung học cơ sở; 54 trường trung học cơ sở; 25 trường trung học phổ thông và 11 cơ sở đào tạo.

Hệ thống các trường chuyên biệt dành cho học sinh DTTS ngày càng được củng cố và hoàn thiện; công tác nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm.

Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng đồng bào DTTS, việc tăng cường tiếng Việt là một trong những giải pháp chủ đạo được ngành GD&ĐT triển khai mạnh mẽ.

Hàng năm, Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng học sinh người DTTS. Các trường tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Việt, để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

“Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh mầm non DTTS, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được ngành GD&ĐT triển khai sâu rộng đến từng cơ sở giáo dục ở vùng đồng bào DTTS. Đối với bậc mầm non, ngành GD&ĐT tỉnh thực hiện chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng khó khăn, tạo chuyển biến tích cực. Học sinh bậc tiểu học, THCS dạy học 2 buổi/ngày, dạy phụ đạo, bồi dưỡng để củng cố kiến thức, nâng cao chất lượng học sinh DTTS; duy trì việc dạy tiếng Gia Rai và tiếng Ba Na cho học sinh người DTTS.

Ngành GD&ĐT tỉnh xác định cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú, coi đây là điểm then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, ngành GD&ĐT tập trung chỉ đạo các đơn vị giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh là người DTTS; tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình học tập có hiệu quả tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú như: Tổ chức cho học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học ngoài giờ chính khóa, xây dựng góc học tập thân thiện, tổ chức tự học ban đêm có hướng dẫn của giáo viên.

Kon Tum quan tâm học sinh vùng khó khăn
Kon Tum quan tâm học sinh vùng khó khăn

Một số địa phương, đơn vị trường học ở vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội đã xác lập mô hình và nhiều cách làm hay như: mô hình “Nhóm bạn cùng tiến”, “Cặp lồng cơm đến trường”, “Xây dựng góc học tập tại nhà”, “Vườn rau bán trú”, “Thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng”, “Vui học tiếng Việt”, “Bữa cơm hạnh phúc”... nhằm duy trì sĩ số học sinh, tăng tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS.

Chính quyền các địa phương và ngành GD&ĐT tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phổ cập giáo dục- xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phối hợp của các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc huy động tối đa trẻ em, học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp, hạn chế bỏ học, nghỉ học.

Nhờ thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp, những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn lượt con em học sinh DTTS trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Sau khi tốt nghiệp có kiến thức nhất định, cống hiến cho xã hội, biết cách tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Có thể thấy, sự quan tâm sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và của các ngành chức năng đối với công tác giáo dục học sinh DTTS trong thời gian qua đã từng bước nâng cao chất lượng GD&ĐT ở vùng sâu, vùng xa. Từ đó, góp phần vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Kinh tế - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 12/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. 22 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 2.000 người lao động, học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tham gia chương trình.
Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, Người có uy tín ở Bình Định đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết, cổ vũ người dân tham gia thực hiện thành công các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

Tìm trong di sản - Nguyễn Thế Lượng - 6 giờ trước
Sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày, ông Hoàng Văn Thụy say mê, tâm huyết sưu tầm, ghi chép, gìn giữ những câu Then cổ quý giá của các bản làng, vừa không ngừng sáng tạo ra những bài hát Then hiện đại để phổ biến trong cộng đồng. Ông trở thành “trùm Then” của bản người Tày Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Xã hội - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 12/10, Phòng Dân tộc huyện Chư Păh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị lồng ghép cung cấp thông tin - tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho gần 150 học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11 giờ trước
Tối 11/10, tại khu vực hồ Phai Loạn, UBND Thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024, với chủ đề “Tự hào bản sắc văn hóa xứ Lạng”.
Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Xã hội - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Chiều 11/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, Đoàn Kinh tế quốc phòng 345 phối hợp với Câu lạc bộ Thiện nguyện Sùng Đức và Công ty TNHH Thương mại quốc tế Thừa Yến đã tới tặng quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Pháp luật - Minh Nhật - 11 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh thành công Chuyên án 924D, bắt giữ 5 đối tượng liên quan đến hành vi mua bán người, giữ người trái pháp luật, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke G7 ở thôn 1, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, giải cứu 58 nạn nhân là nữ giới, trong đó có 12 nạn nhân dưới 16 tuổi.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Mai Hương - 11 giờ trước
Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ với đa dạng sinh kế, để giảm nghèo đã mang lại những kết quả khả quan, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn.