Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chanh đào rớt giá thảm hại, người dân điêu đứng

PV - 14:49, 29/01/2018

Cách đây 3 năm, chanh đào Hoà Bình được bán với giá 30-40 ngàn đồng/kg, có thời điểm cây chanh đào được coi là cây xoá đói, giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương. Thế nhưng do diện tích phát triển ồ ạt cùng với việc đầu ra không ổn định đã kéo giá chanh đào xuống thấp kỷ lục, thậm chí một số nơi bán không ai mua.

Cân chanh bằng cốc trà đá

Đã không còn là chuyện lạ khi mọi người dừng mua cam, quýt ở Cao Phong, Hoà Bình được các chủ quầy tặng thêm chanh đào. Chị Bùi Thị Hoa (35 tuổi) chủ một quầy trái cây trên Quốc lộ 6 thuộc xã Tây Phong (Cao Phong) cho biết: Năm nay, chanh đào rớt giá thê thảm nên nhiều gia đình ở Cao Phong đang chặt hạ vườn chanh hay bán tống bán tháo được đồng nào tốt đồng đó nhưng cũng chẳng có người mua.

Từ đầu vụ đến nay, giá chanh đào liên tục giảm mạnh, những vườn có khách mua sớm thì bán được giá từ 8.000 -10.000 đồng/kg, sau đó giá giảm dần. Hiện nay, giá chanh tại vườn chỉ bán được 3.000 - 4.000 đồng/kg, chỉ bằng cốc trà đá.

chanh_dao Chanh đào rớt giá, nhiều hộ nông dân xót xa, điêu đứng.

 

Năm 2015, ông Đặng Văn Biều (50 tuổi) ở xã Thống Nhất, TP.Hòa Bình mua hơn 3.000 cây chanh đào về trồng. Thời điểm đó, nhiều người đua nhau trồng tạo nên “cơn sốt” cây giống. Có lúc giá cây giống lên hơn 20.000 đồng/cây. Sau khi trồng được 2 năm cây bắt đầu cho thu hoạch. Vụ chanh năm ngoái, vườn nhà ông cho thu bói được vài tạ với giá trên 10.000 đồng/kg. Năm nay, số lượng cây cho thu hoạch tăng lên nên vườn của ông được khoảng 2 tấn quả. Vừa rồi ông gọi thương lái vào vườn xem chanh để bán nhưng họ đều kêu giá rẻ, chỉ trả 3.000 - 4.000 đồng/kg. Với công chăm sóc và thu hái như vậy thì người nông dân lỗ nặng.

Ông Biều xót xa: Không biết từ giờ đến cuối vụ có người mua hay không? Với giá chanh hiện nay, cuối vụ tôi định chặt bỏ hết chanh để ghép cam hoặc bưởi. Cũng như nhà ông Biều, nhiều gia đình ở Cao Phong và các huyện Kim Bôi, Tân Lạc khi thấy giá chanh đào rớt giá đã rục rịch phá bỏ diện tích cây chanh đào của gia đình.

Nguyên nhân do đâu?

Từ Bắc Giang, Phú Thọ đến thủ phủ cây ăn quả Cao Phong (Hòa Bình)... bà con đang đứng trên “đống lửa” vì vườn chanh một thời thu tiền tỷ, giờ trở nên thất thu, thậm chí lỗ nặng. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn là phát triển không có định hướng.

Những năm 2010-2014, thời điểm hoàng kim giá 1kg chanh đào bán tại vườn có giá 40.000 - 50.000 đồng/kg. Cây chanh đào được ví như cây tiền triệu cho người nghèo, vì người nông dân chỉ cần cắm vài chục cây là sống ổn.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà diện tích cây chanh đào liên tục được mở rộng không chỉ ở vùng Cao Phong (Hòa Bình) và Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) mà cây chanh đào đã nhanh chóng phủ xanh đất trống ở các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, rồi cả Thanh Hóa, Nghệ An.

Khi cung vượt quá cầu, giá chanh giảm là điều không tránh khỏi. Từ mấy chục nghìn, nay còn vài nghìn đồng/kg. Điều đáng lo ngại hơn là do giá rẻ, nhiều nhà vườn đã rục rịch phá bỏ chanh. Gia đình bà Nguyễn Chấn ở xóm Tháu, phường Thái Thịnh, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình năm 2016 đã phá đi 3.000 cây chanh đào.

Không riêng gì cây chanh đào, hiện nay, phong trào trồng cây có múi như cam, quýt, bưởi... ở nhiều nơi cũng đang tăng theo cấp số nhân. Vùng nào cũng san gạt đất đồi, cải tạo đất hoang để trồng cây ăn quả. Sau vài năm, sản lượng bưởi, cam, quýt bỗng tăng đột biến. Hoa quả lại theo mùa khiến bà con không lúc nào hết vật lộn với bài toán đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cảnh báo: Có nhiều nguyên nhân chanh đào xuống giá, trong đó có nguyên nhân do chín đồng loạt, nhiều người bán mà nhu cầu thị trường đã bão hòa. Để tránh những rủi ro được mùa, mất giá, được mùa không biết bán cho ai, các địa phương cần có giải pháp đồng bộ, dài hơi và nhất là đầu ra thị trường nếu không “vết xe đổ” từ cây chanh đào đối với các loại cây khác là điều khó tránh khỏi.

DOÃN KIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh cho biết, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024 (Đại hội) dự kiến diễn ra hai ngày 5 và 6/12.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Phòng khám Quân dân y A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu kịp thời 8 người nghi bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng và 1 người tự tử bằng lá ngón.