Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối, phát huy lợi thế rừng và biển

Ngọc Thu - 3 giờ trước

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 125 km, có vốn đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương

Hiện nay, hạ tầng giao thông đường bộ kết nối từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum xuống Bình Định thông qua Quốc lộ 19 là ngắn nhất. Mặc dù Quốc lộ 19 mới được đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cấp III. Tuy nhiên trên tuyến có 2 vị trí đèo An Khê và đèo Mang Yang quanh co, hiểm trở nên chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa khối lượng lớn.

Đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu từ các tỉnh Kon Tum, Gia Lai qua hệ thống cảng biển Bình Định bị hạn chế, tốc độ bình quân chỉ khoảng 40 - 50 km/h, thời gian di chuyển từ Tp. Quy Nhơn (Bình Định) đến Tp. Pleiku (Gia Lai) mất từ 3,5h - 4h.

Tài xế Nguyễn Văn Tý (trú tại Gia Lai) cho biết: “Do tính chất công việc, mình thường xuyên chở hàng đi qua Quốc lộ 19 xuống Quy Nhơn. Nhiều năm trước khi tuyến Quốc lộ 19, đặc biệt là đoạn qua đèo chưa được mở rộng nhiều khúc cua nhỏ hẹp, nguy hiểm lắm. Những năm gần đây, tuyến đường được thi công lại, đầu tư mở rộng, nhưng tuyến thi công chậm, lưu lượng xe qua lại rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc, phải mất hơn 4h đồng hồ mới đến nơi”.

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ có ba công trình hầm xuyên đèo An Khê và Mang Yang
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ có ba công trình hầm xuyên đèo An Khê và Mang Yang

Mới đây (ngày 31/3), Bộ Xây dựng đã có tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, điểm đầu của tuyến tại Quốc lộ 19B (thuộc địa phận thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh (thuộc địa phận Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai). 

Tổng chiều dài khoảng 125 km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Định khoảng 40 km, qua Gia Lai khoảng 85km với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng. Dự án đi qua địa phận thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn (Bình Định); thị xã An Khê, các huyện Đắk Pơ, Mang Yang, Đắk Đoa và Tp. Pleiku (Gia Lai).

Dự án đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dùng khẩn cấp liên tục, với vận tốc 100 km/h. Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dự kiến xây dựng 63 cầu trên tuyến chính và 11 cầu vượt ngang. Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Ngoài ra, dự án cũng được xây dựng 3 công trình hầm (gồm 2 hầm ở đèo An Khê và 1 hầm ở đèo Mang Yang (huyện Mang Yang) dài khoảng 3.000m. Tổng diện tích đất chiếm dụng dự án khoảng 942 ha, số hộ bị ảnh hưởng sơ bộ khoảng trên 3.900 hộ...

Dự kiến, tháng 5/2025 sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thi công trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2029.

Tổng nhu cầu vận tải trên hành lang kết nối Gia Lai với Bình Định là rất lớn
Tổng nhu cầu vận tải trên hành lang kết nối Gia Lai với Bình Định là rất lớn

Theo dự báo, đến năm năm 2030, tổng nhu cầu vận tải trên hành lang kết nối Gia Lai với Bình Định trung bình khoảng 13.000 - 15.000 xe quy đổi/ngày đêm; trong khi Quốc lộ 19 hiện hữu chỉ đáp ứng được khoảng 11.000 - 12.800 xe quy đổi/ngày đêm. Vì vậy, việc sớm hình thành tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tốc độ cao, an toàn, năng lực thông hành lớn là cần thiết, làm tiền đề, động lực để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên, phát huy và tận dụng được lợi thế của hệ thống cảng biển Bình Định nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Ông Nguyễn Hữu Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai kỳ vọng: “Nếu cao tốc đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian chỉ còn 1,5h, Nhân dân đi lại được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Để đón đầu, tận dụng tối đa lợi thế cao tốc mang lại, tỉnh Gia Lai đã quy hoạch xây dựng 5 cụm công nghiệp dọc tuyến. Khi cao tốc đi vào vận hành sẽ thu hút các nhà đầu tư, góp phần tăng thêm hiệu quả sử dụng của cao tốc. Tỉnh kỳ vọng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương”.

Ông Nguyễn Hữu Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, kỳ vọng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối "rừng với biển"
Ông Nguyễn Hữu Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, kỳ vọng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối "rừng với biển"

Để chuẩn bị cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku triển khai thuận lợi, trước đó UBND tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, bổ sung các mỏ khoáng sản như đất san lấp, đá, cát để chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu nhằm đảm bảo phục vụ thi công cao tốc. Đồng thời, phối hợp với tỉnh Bình Định thống nhất hướng tuyến của cao tốc để báo cáo cơ quan cấp trên.

Tại kỳ họp 26 (chuyên đề), Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã quyết nghị thông qua việc bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia dự án đầu tư đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku là 500 tỉ đồng. Tiến độ bố trí vốn trong năm 2025 và 2026 hoặc sau 2026 theo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong số này, nguồn vốn huy động từ tăng thu ngân sách tỉnh 2024 và nguồn kinh phí tiết kiệm trong thực hiện dự toán chi thường xuyên năm 2024 ngân sách cấp tỉnh là hơn 129 tỉ đồng. Còn lại gần 371 tỉ đồng huy động từ nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thuộc hành lang Đông - Tây có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Trung Bộ. Đây là tuyến kết nối các cửa khẩu quốc tế, các đô thị và cảng biển lớn; kết nối Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ; kết nối với khu vực Nam Lào và Đông Bắc Campuchia và là cửa ngõ ra biển của khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Pháp luật - Minh Nhật - 7 phút trước
Một giáo viên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên vừa bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma tuý cho các điểm bán lẻ trên địa bàn.
Công dụng đối với sức khỏe của cây rau dệu

Công dụng đối với sức khỏe của cây rau dệu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 8 phút trước
Rau dệu còn có tên gọi khác là rệu, diếp không cuống, diếp bò, rau dền nước…có tính mát, vị ngọt. Rau dệu không chỉ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho con người. Sau đây là những công dụng và một số bài thuốc từ cây rau dệu mời các bạn tham khảo.
Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, các nghi lễ vòng đời đóng vai trò hết sức quan trọng, là thành tố chính, cấu thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Mới đây, được trải nghiệm lễ cúng trưởng thành của Y Thoan (cách gọi chung đối vớichàng trai dân tộc Ê Đê) tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam do đồng bào Ê Đê đến từ xã Krông, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk tái hiện, càng cảm nhận thêm những nét đẹp, sự độc đáo về bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Tin tức - P.Vũ - M.Triết - 1 giờ trước
Ngày 28/4, thừa ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy Quân khu, làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ và tới thăm, trao quà đến gia đình chính sách tiêu biểu, người có công trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Những lần đến với xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), chúng tôi vẫn luôn ấn tượng về những nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS nơi đây. Giữa không gian núi rừng, tiếng cồng chiêng, tiếng mã la vẫn được hòa tấu rộn ràng, như tô đẹp thêm nét văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ trong những buôn làng người Ê Đê, Raglai…
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

Phóng sự - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
“Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là cuộc hội ngộ lớn. Có thể đây là chuyến đi cuối cùng trong đời mà tôi còn đủ sức để thắp nén nhang cho đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Với tôi, chuyến đi này không đơn thuần dự đại lễ mà còn là hành trình tri ân” - Đó là tâm sự cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính (75 tuổi) ở phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Hoà chung không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, người dân Gia Lai đã thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.
Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số; thời gian qua công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tập trung triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Hà vẫn là một trong 2 địa phương có tỷ lệ tảo hôn và phụ nữ DTTS dưới 18 tuổi sinh con cao nhất tỉnh Lào Cai. Trước thực tế này, đòi hỏi địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống tảo hôn với các giải pháp đủ mạnh và mang tính bền vững.