Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Thời cơ và thách thức của Việt Nam

PV - 21:55, 30/01/2018

Gần đây cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được nhắc tới khá nhiều trong các diễn đàn trong nước và quốc tế. Việt Nam đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều thời cơ và thách thức. Để nắm bắt kịp với xu thế, Việt Nam cần hành động quyết liệt với những chính sách đồng bộ mới có thể vượt qua ngưỡng cửa, đưa đất nước phát triển.

Nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều để lại những thành quả vô cùng to lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỷ 18 bởi các thành tựu về cơ khí hóa với sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với việc phát minh ra động cơ điện và dây chuyền lắp ráp để tạo ra sản xuất quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 với đặc trưng là việc sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

Tự động hóa sẽ lên ngôi trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tự động hóa sẽ lên ngôi trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Từ đầu thế kỷ 21, thế giới bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là sự hợp nhất về mặt công nghệ. Thể hiện khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng, biến đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh đến Việt Nam. Tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn. Số lao động phổ thông ở nước ta sẽ chịu tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển. Nhóm ngành công nghiệp chế tạo sẽ phải chịu tác động mạnh nhất bởi những đột phá về công nghệ. Các trường đại học không thể dự đoán được các kỹ năng mà thị trường lao động sẽ cần trong tương lai gần, do tốc độ thay đổi công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra quá nhanh.

Đối với các doanh nghiệp, nhiều ngành công nghiệp tận dụng công nghệ mới phá vỡ phần lớn các chuỗi giá trị ngành công nghiệp hiện có; nhà sản xuất sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức sản xuất và bán hàng. Người tiêu dùng cũng có những đòi hỏi thay đổi lớn trong việc tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm một cách tích cực và chủ động. Đối với Nhà nước, phải có một cái nhìn toàn diện và chia sẻ trên toàn cầu về các công nghệ đang ảnh hưởng đến cuộc sống con người và định hình lại môi trường kinh tế, văn hóa và con người.

Đồng thời, bên cạnh những thách thức an ninh truyền thống, đất nước ta đang phải đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh thông tin, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh nguồn nước, năng lượng, lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao… Có thể nói, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, anh ninh-chính trị.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới đã làm biến đổi sâu sắc công cụ lao động, phương thức sản xuất, tạo nên năng suất lao động cao chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Giá trị của sản phẩm được quyết định không phải bởi lao động đơn giản hay lao động tự nhiên, mà bởi hàm lượng tri thức kết tinh trong đó. Tri thức là sản phẩm của trí tuệ, vì thế, sức mạnh của đất nước tùy thuộc vào khả năng huy động và phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thúc giục Chính phủ “hành động quyết liệt hơn, nhanh hơn” để không bỏ lỡ cơ hội phát triển đất nước trong cuộc cách mạng số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Trước những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình phát triển lực lượng lao động có chất lượng thông qua đầu tư cho giáo dục và y tế, thực hiện an sinh xã hội hiệu quả hơn để nâng cao năng suất lao động. Chính phủ Việt Nam cần có cách tiếp cận mới trong quá trình xây dựng chính sách dựa trên hiểu biết về nền kinh tế truyền thống và phản ánh được xu hướng thay đổi khoa học công nghệ.

Đồng thời, cần phải thúc đẩy chính sách tạo ra những vườn ươm công nghệ, khuyến khích khởi nghiệp. Quan trọng hơn cần thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo để Việt Nam có một nguồn nhân lực vừa có tinh thần khởi nghiệp, vừa có năng lực sáng tạo. Phải ứng dụng nhanh nhất những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra để nâng cao đột suất, đột biến cho nền kinh tế đất nước…

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Đưa” công nghệ số về bản

“Đưa” công nghệ số về bản

Những thành viên Tổ công nghệ cộng đồng đã trở thành “cầu nối” để đưa công nghệ số về bản. Giờ đây, dưới những mái nhà sàn, trong những bản vùng xa ở Quảng Trị, bà con DTTS đã tiếp cận được thông tin chính thống, sử dụng thành thạo dịch vụ công trực tuyến.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế "đã làm phải chắc, phải thắng"

Thời sự - PV - 21:05, 22/05/2025
Chiều 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tiếp tục thảo luận, cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Thời sự - PV - 19:55, 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 15:18, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành Chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.