Hàng trăm điểm sạt lở nguy hiểm, chưa có kinh phí khắc phục, di dời dân… không chỉ là nỗi lo canh cánh của cấp ủy, chính quyền, mà còn là nỗi bất an của hàng ngàn hộ dân khu vực miền núi xứ Nghệ. Lại một mùa mưa bão cận kề, nỗi lo từ nhiều năm trước, hầu như vẫn còn nguyên.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hầm mỏ nghiêm trọng dẫn đến chết người. Tình trạng này thêm một lần nữa đặt ra yêu cầu cấp bách là đảm bảo an toàn cho các lao động và người dân quanh vùng có hầm mỏ.
Xã hội -
An Yên -
14:28, 20/03/2024 Cầu treo Kẻ Nính ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) vừa bất ngờ sập đổ xuống lòng sông Hiếu sau nhiều năm sử dụng khiến người dân bàng hoàng, chính quyền địa phương bất an. Sẽ còn bao nhiêu cầu treo như thế trên địa bàn xứ Nghệ gặp sự cố do xuống cấp, hư hỏng? Đó thực sự là vấn đề đáng báo động, cần sớm phải được kiểm tra, rà soát kĩ lưỡng để tránh những sự cố đáng tiếc.
Nhiều năm nay, cứ đến mùa mưa bão, người dân sống trong vùng sạt lở, hoặc có nguy cơ sạt lở ở Quảng Ngãi luôn nơm nớp lo sợ. Một số địa phương đã đầu tư xây dựng khu tái định cư (TĐC) và cấp đất cho người dân để làm nhà ở, song cuộc sống tại nơi ở mới vẫn chưa bảo đảm.
Huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ vừa qua. Bên cạnh nguyên nhân do lũ lụt, nước sông Mã dâng cao, địa phương này còn phải gánh chịu hậu quả từ những trận xả lũ khẩn cấp của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn.
Sau đợt mưa lớn, trên sườn núi Voang Mo Ơn, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) xuất hiện một vết nứt núi dài khoảng 100m, rộng 150m. Hiện tượng này đang khiến cho hàng trăm hộ dân và học sinh ở chân núi đang thấp thỏm lo sợ.