Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Mạnh Hà - Hoàng Quý - 4 giờ trước

Ngày 22/4/2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam

Tại buổi tiếp và làm việc, Ngài Đại sứ Marc E. Knapper đã gửi lời chúc mừng chân thành tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhân dịp Bộ trưởng nhận nhiệm vụ mới tại Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Ngài Đại sứ cũng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Bộ trưởng vì đã dành thời gian tiếp đón.

Ngài Đại sứ cho biết, cuộc gặp gỡ diễn ra vào một thời điểm đặc biệt khi hai quốc gia kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây không chỉ là dịp để cùng nhau nhìn lại những thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để hướng về tương lai, làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhân dân hai quốc gia.

Đại sứ Knapper nhấn mạnh điểm tương đồng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đó là sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo. Chính vì thế, hai quốc gia chúng ta có thể đối thoại trong tinh thần tôn trọng, cởi mở và thống nhất với mục tiêu chung là tăng cường quan hệ đối tác hợp tác, xây dựng những cầu nối mạnh mẽ hơn giữa hai nước.

Đáp lại Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang phát triển ngày càng tốt đẹp, và có thể nói, chưa bao giờ tốt như hiện nay. Hai nước thực sự đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cùng nhau xây dựng mối quan hệ dựa trên hiểu biết, tin cậy và hướng tới lợi ích thiết thực của Nhân dân hai quốc gia.

Trong thời gian gần đây, mặc dù vẫn còn những ý kiến khác biệt, nhưng hai bên luôn chủ động trao đổi để tìm được tiếng nói chung. Đặc biệt, có thể ví dụ, gần đây nhất, trong vấn đề thuế quan, Tổng Bí thư Tô Lâm là người đầu tiên đã trực tiếp điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, thể hiện quyết tâm duy trì đối thoại cấp cao. Bộ trưởng cũng đánh giá cao những tham mưu hiệu quả và thiết thực của Ngài Đại sứ đối với Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.

Trao đổi với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Ngài Đại sứ nhận định, tình hình dân tộc, tôn giáo tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Kết quả này là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội đối với các tổ chức tôn giáo – một điều rất đáng mừng và tự hào.

Ông cũng đánh giá cao hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, và bày tỏ kỳ vọng rằng, trong thời gian tới, sau khi Việt Nam hoàn tất việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, môi trường pháp lý và điều kiện thực thi sẽ trở nên thuận lợi hơn cho các lãnh đạo, cán bộ địa phương trong việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Đồng thời, công tác đăng ký hoạt động cho các nhóm tôn giáo, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, cũng sẽ được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn.

Đại sứ cũng cho biết, mỗi khi hai bên có những ý kiến khác biệt, việc trao đổi luôn diễn ra trên tinh thần tôn trọng và hữu nghị. Ngài bày tỏ sự đánh giá cao đối với sự phối hợp và sẵn sàng trao đổi của Bộ trưởng về các vấn đề mà Việt Nam quan ngại, đồng thời nhấn mạnh rằng hệ thống chính sách của Hoa Kỳ cũng không phải là hoàn hảo. Chính sự trao đổi thẳng thắn như vậy giúp hai bên có những cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Ngoài ra, Đại sứ Knapper cũng chia sẻ một số ý tưởng, sự quan tâm của Hoa Kỳ liên quan đến tôn giáo tại Việt Nam, bao gồm khuôn khổ pháp lý tôn giáo; tín ngưỡng; vấn đề đăng ký nhóm tôn giáo... Ngài Đại sứ hy vọng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ chia sẻ quan điểm để thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong công tác dân tộc và tôn giáo…

Đồng tình với quan điểm của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Việt Nam xem đây là vấn đề chiến lược, không chỉ trong trước mắt mà cả về lâu dài.

Chia sẻ ví dụ từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dù hoàn cảnh mỗi thời kỳ khác nhau, nhưng bài học xuyên suốt là luôn lấy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc làm nền tảng. Trong những cuộc kháng chiến đó, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo, tất cả đều cùng nhau đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó khoảng 14% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu mà Việt Nam luôn theo đuổi, đúng như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định là đặt người dân làm trung tâm của mọi chính sách. Các dân tộc cùng nhau phấn đấu, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hỗ trợ nhau cùng phát triển – đó cũng là mục tiêu cao nhất trong chính sách dân tộc và tôn giáo – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết, hằng năm, Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo. Chính vì vậy, những năm gần đây, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại các diễn đàn quốc tế ngày càng được củng cố và tăng cường.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà lưu niệm tới Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà lưu niệm tới Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam

Bộ trưởng cũng chia sẻ, ngay sau khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng đã tổ chức một cuộc họp quan trọng tại Nha Trang với sự tham gia của đại diện các cơ quan chính quyền, Ban Tuyên giáo và Dân vận của Đảng, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đến dân tộc và tôn giáo trên cả nước để trao đổi, thống nhất định hướng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, làm sao để phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần của đồng bào có đạo.  Đồng thời, Bộ trưởng và các Thứ trưởng cũng trực tiếp đi công tác tại địa phương để nắm tình hình thực tế về công tác dân tộc, tôn giáo...

Bộ trưởng bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp xây dựng từ phía Ngài Đại sứ. Bộ trưởng cũng cho biết, trong Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có những điểm mà Bộ trưởng đồng tình, như cần tiếp tục hoàn thiện việc quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng chăm lo đời sống tinh thần, tâm linh của người dân. Tuy nhiên, cũng có những nội dung khiến Việt Nam còn băn khoăn, chẳng hạn như việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo.

Bộ trưởng khẳng định, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo mọi công dân được sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việt Nam không hạn chế hoạt động sinh hoạt tôn giáo hợp pháp và không xử lý ai chỉ vì lý do tôn giáo. Tương tự như Hoa Kỳ, tại Việt Nam, mọi công dân có đạo hay không, đều bình đẳng trước pháp luật. Những ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý công khai, minh bạch, đúng quy định. Đối với vấn đề liên quan đến đất đai của cơ sở thờ tự đều đang được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết thấu đáo, nhằm xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc còn lại một cách hợp lý…

Theo đó Bộ trưởng bày tỏ mong muốn không để những vấn đề nhỏ ảnh hưởng đến quan hệ chiến lược lớn giữa hai quốc gia. Bộ trưởng cũng khẳng định luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để Ngài Đại sứ cùng các cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ đến thăm, tìm hiểu thực tế tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam để có cái nhìn khách quan, cụ thể và sát thực hơn.

Bộ trưởng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ngài Đại sứ vì đã có nhiều đóng góp hỗ trợ Việt Nam trên các lĩnh vực như nhân quyền, thương mại và hợp tác toàn diện. Những hỗ trợ này đã góp phần thiết thực vào việc cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Ngài Đại sứ cũng như Đại sứ quán Hoa Kỳ đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có tôn giáo của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường trao đổi, đối thoại để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên; đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác để làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chiến lược, toàn diện giữa hai đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ

Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ

Sáng 22/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 10, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện Củ Chi và Hóc Môn để ghi nhận, tiếp thu ý kiến cử tri trước thềm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai điểm cầu huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Ngày 22/4/2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.
Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".
Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định phân bổ 4,86 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho huyện Nam Giang, để hỗ trợ xây dựng 81 nhà cho người dân.
Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 22/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.
Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Sỹ Hào - 6 giờ trước
Chiều 22/4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc lần thứ 20, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Trang địa phương - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 22/4, một lãnh đạo Sở Nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của UBND tỉnh, dự kiến sau sáp nhập, Đắk Lắk còn 67 đơn vị hành chính cấp xã.
Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 22/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng khóa XXII đã ban hành Nghị quyết thống nhất điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau đợt sắp xếp.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Pháp luật - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo trên mạng đã lợi dụng nhu cầu du lịch tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Photo - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.