Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ tộc nổi tiếng với nghề nuôi tuần lộc

PV - 14:09, 23/05/2018

Bộ tộc Sami sống rải rác ở Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga. Lối sống của người Sami hiện nay không có nhiều thay đổi so với trước.

Lối sống gắn bó với thiên nhiên

Các thế hệ đi sau vẫn tiếp nối sống gần gũi, tôn trọng thiên nhiên. Với họ, con người và tự nhiên là một. Thế giới tự nhiên là nhà, là lối sống, là quá khứ và tương lai. Sự yên ổn tốt tươi của con người, cũng như của thiên nhiên, phụ thuộc trực tiếp vào tính cân bằng giữa hai bên. Xem môi trường xung quanh là một phần của cơ thể mình, người Sami quan niệm sức mạnh của thiên nhiên cũng là sức mạnh của mình. Nếu làm mất thế cân bằng con người-thiên nhiên, hoặc làm tổn hại đến môi trường, thì sức mạnh của con người cũng bị suy giảm. Do đó, thế giới xung quanh rất được tôn trọng và bảo vệ toàn vẹn. Người Sami, khi thật cần thiết, chỉ khai thác tối thiểu tài nguyên thiên nhiên, vừa đủ cho nhu cầu.

Người Sami thường mặc những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ. Người Sami thường mặc những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ.

 

Quan niệm đó cũng phản ánh trong thế giới quan của họ. Thần thánh của người Sami xưa là linh hồn của giới tự nhiên: thần sấm, thần gió, thần nước, thần săn bắn. Đa số nghi lễ của họ liên quan đến kế sinh nhai. Họ quan niệm thế gian chia làm ba phần: cõi âm của người chết và ma quỷ, cõi giữa là người và cõi trên dành cho các vị thần. Thầy phù thủy, nhân vật quyền lực với sứ mệnh thúc đẩy cộng đồng giàu mạnh-liên hệ với cõi trên bằng nghi thức lên đồng. Khi tiến hành nghi lễ, phù thủy ca hát, nhảy múa, với sự yểm trợ của trống. Trống Sami làm bằng gỗ, trên mặt bọc da tuần lộc, vẽ những hình ảnh đơn giản tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, sao, lửa, cây cối, con người, tuần lộc, cá…

Chăn nuôi tuần lộc

Theo truyền thống, người Sami sống bằng nghề đánh bắt cá ven biển, bẫy động vật, và chăn nuôi. Trong đó, phương thức sinh kế được biết đến nhiều nhất của họ là chăn nuôi tuần lộc.

Đối với các gia đình Sami, tuần lộc là nguồn thu nhập quan trọng nhất, cuộc sống du mục của họ gắn bó với đời sống của những con tuần lộc, đắm mình trong cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên.

Theo lịch của người Sami, một năm được chia ra làm tám mùa giống như vòng đời của tuần lộc. Trước khi chăn nuôi tuần lộc, người Sami săn bắn loài thú này. Thịt tuần lộc làm thức ăn và đem buôn bán, lông và sừng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.

Bộ tộc Sami nổi tiếng với nghề nuôi tuần lộc. Bộ tộc Sami nổi tiếng với nghề nuôi tuần lộc.

 

Vào độ cuối đông, hàng ngàn con trong đàn tuần lộc sẽ được người Sami dẫn đường di cư đến những vùng đất có điều kiện sinh sống tốt hơn. Cuộc di cư của đàn tuần lộc là một cuộc hành trình lớn, phải mất đến hai tháng mới hoàn thành. Và trên đường đi, đàn tuần lộc được chăm sóc tốt với cỏ khô và nước uống đầy đủ. Người Sami rất yêu quý những con tuần lộc và coi đây là tài sản quý. Văn hóa chăn nuôi gia súc của người Sami vẫn hòa hợp với tự nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cuộc sống hiện đại cũng tác động ít nhiều tới người Sami. Không giống như trước họ cũng đã dùng các đồ hiện đại. Nhưng bù lại, số lượng người trẻ quan tâm tới văn hóa truyền thống lại đang tăng lên nhanh chóng. Họ gìn giữ ngôn ngữ, dành nhiều thời gian để nghiên cứu văn chương, thơ ca.

Quốc khánh Sami được tổ chức vào ngày 6/2 hằng năm để kỷ niệm Hội nghị Sami đầu tiên, năm 1917 tại Trondheim, Na Uy. Đây là lần đầu tiên người Sami từ các nước khác nhau cùng tụ họp để bàn về những vấn đề chung mà tộc người này phải đối mặt. Tuy phải chịu đựng những chính sách đồng hóa và hội nhập nhưng người Sami vẫn giữ được truyền thống cũng như văn hóa của mình. Đây là một trong những bộ tộc đoàn kết có nét đặc trưng rất riêng trên thế giới.

NGUYỄN LÊ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 4 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 8 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 12 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.