Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ hướng dẫn phải mạch lạc, địa phương đề cao trách nhiệm người đứng đầu

PV - 15:30, 08/03/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh

Sáng 8/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTGQ).

Tỉ lệ giải ngân cao hơn giải ngân vốn đầu tư công

Theo Bộ KH&ĐT, năm 2024, tổng kế hoạch vốn cho 3 Chương trình MTQG là hơn 72.000 tỷ đồng, gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, trong đó có 25.000 tỷ đồng là vốn của các năm trước chuyển sang, chiếm tỉ lệ 34,7%.

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn được giao 02 tháng đầu năm 2024 (không bao gồm vốn các năm trước được kéo dài) ước đạt được khoảng gần 3.265 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 12% kế hoạch, cao hơn tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước.

Kết quả nêu trên phản ánh nỗ lực của Trung ương và địa phương trong việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản khung để quản lý, hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG.

Tính từ năm 2021 đến nay, Trung ương đã ban hành 109 văn bản, trong đó có 03 nghị định của Chính phủ, 10 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 21 thông tư, 75 văn bản hướng dẫn gồm 18 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 57 văn bản cấp bộ.

Đặc biệt, với sự phối hợp chặt chẽ giữ Quốc hội và Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó quy định 8 cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình MTQG.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương nghiên cứu để triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; nếu có vướng mắc gửi văn bản đến các Bộ: KH&ĐT và Tài chính… để được hướng dẫn.

Liên quan đến việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện từng Chương trình hằng năm, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, LĐTB&XH và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thông báo, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 của các bộ, ngành, địa phương theo từng Chương trình, bảo đảm phù hợp điều kiện về nguồn vốn được giao và tình hình thực tiễn của địa phương.

Trường hợp còn vướng mắc đối với việc giao mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn 2021- 2025, năm 2022, năm 2023, thì xử lý theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho 03 bộ, cơ quan chủ quản chương trình và các địa phương.

7 nhiệm vụ trọng tâm về thể chế

Văn phòng Chính phủ cho biết trong thời gian tới còn 7 nhiệm vụ quan trọng về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn cần tiếp tục được hoàn tất.

Cụ thể, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, làm cơ sở để Ủy ban Dân tộc thực hiện quy trình sửa đổi Quyết định đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2024.

Về Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Bộ KH&ĐT đang tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định, dự kiến trình Chính phủ trong nửa đầu tháng 3/2024.

Bộ LĐTB&XH chịu trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để thụ hưởng chính sách dạy nghề tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

Một nhóm nhiệm vụ nữa là sửa đổi một số Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG bảo đảm phù hợp Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình MTQG.

Ủy ban Dân tộc đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn và thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để ban hành trong tháng 3/2024.

Về sửa đổi định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến các bộ liên quan để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan: KH&ĐT, NN&PTNT, LĐTB&XH, Ủy ban Dân tộc đang khẩn trương hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá, quản lý các chương trình. Bộ KH&ĐT được giao phải hoàn thành trong quý I/2024, còn 03 bộ, cơ quan chủ quản hoàn thành trong quý II/2024.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng - Ảnh: VGP/Hải Minh

 Các địa phương phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Phát biểu tại cuộc họp, các địa phương cho rằng Trung ương đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản khung để quản lý, hướng dẫn thực hiện sau hàng loạt chuyến khảo sát thực tế ở cơ sở, qua đó giúp các địa phương đẩy nhanh được tiến độ triển khai các Chương trình; định hướng hoàn thiện văn bản hướng dẫn trong thời gian tới cũng rõ ràng, mạch lạc.

Đặc biệt, hai Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua có thể áp dụng được ngay, nhất là trong bối cảnh Trung ương chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, các địa phương phản ánh bước đầu.

Các địa phương đều thể hiện cam kết giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giao, thậm chí cả 100% vốn sự nghiệp trong năm 2024.

Lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG cập nhật tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian tới; phản hồi về những kiến nghị, đề xuất của các địa phương tại cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, với những nỗ lực trong thời gian qua, chưa bao giờ ba chương trình MTQG có hành lang pháp lý thuận lợi như bây giờ, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 108 và Nghị quyết số 111; nhấn mạnh đây là điều rất đáng mừng và cần phải ghi nhận.

Quốc hội đã cho phép mỗi địa phương có 02 huyện được thí điểm trộn vốn các Chương trình MTQG, đồng nghĩa với việc cả nước có 104 huyện được thí điểm để các địa phương mạnh dạn làm, không phải băn khoăn, để từ đó mới rút ra được kinh nghiệm, các chương trình mới mang lại giá trị, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương rà soát tất cả các thông tư, quy định của mình, đặc biệt là những quy định liên quan đến những điều khoản trong Nghị quyết 111 của Quốc hội, xem còn vướng đâu thì chủ động đề xuất, sửa đổi.

Đối với 7 nhiệm vụ về thể chế còn lại, Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận cuộc họp trong đó nêu rõ thời hạn phải hoàn thành những nhiệm vụ này.

Các bộ, cơ quan chủ quản chương trình phải có trách nhiệm trả lời hết sức cụ thể, mạch lạc, càng chi tiết càng tốt những kiến nghị của các địa phương tại cuộc họp hôm nay; tránh hướng dẫn chung chung theo kiểu chỉ vào điều nào đó, khoản nào đó của một văn bản nào đó khiến địa phương phải đi lục, tìm.

Đánh giá cao các địa phương cam kết giải ngân hết 100% kế hoạch vốn, bao gồm cả vốn sự nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vừa phải chú ý đến cả "tốc độ" và "chất lượng", điều đó đồng nghĩa với việc vừa phải "quyết liệt hơn, nhanh hơn", vừa phải "đúng hơn và hiệu quả hơn" trong tổ chức thực hiện để các Chương trình MTQG mang lại hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng; rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của mình, nhất là sau khi Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 108 và số 111; tăng cường trao đổi những nội dung chưa rõ với các bộ, cơ quan Trung ương và với các địa phương khác./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Tối 19/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm, văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính phủ Ấn Độ đồng ý gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025

Chính phủ Ấn Độ đồng ý gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025

Thời sự - Hương Trà - 1 giờ trước
Để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được chiêm bái Xá lợi Đức Phật - Bảo vật quốc gia Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, đề nghị gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025.
Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tối 19/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm, văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Xã hội - Ngọc Thu - 19:10, 19/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 19/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, đã tổ chức Lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 19:05, 19/05/2025
Chiều 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự, để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương, hoặc bảo vệ lợi ích công.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.