Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Triển khai nhiều giải pháp để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lê Phương - 08:43, 12/04/2024

Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) tại các huyện miền núi của tỉnh Bình Định tuy có giảm, nhưng vẫn còn âm ỉ. Nhận thức được những ảnh hưởng của tình trạng TH&HNCHT, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết cho thanh thiếu niên được coi là giải pháp trọng tâm, thực hiện thường xuyên. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Lung - Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Định xung quanh vấn đề này.

Ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
Ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

PV: Từ thực tế cho thấy, tình trạng TH&HNCHT ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định tuy có giảm, nhưng vẫn còn diễn ra âm ỉ. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên?

Ông Đinh Văn Lung: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TH&HNCHT. Chẳng hạn như, việc kết hôn trong đồng bào các DTTS vẫn dựa chủ yếu vào phong tục, tập quán cũ, phụ thuộc vào sự đồng ý của cha, mẹ và những người đứng đầu trong dòng họ; tâm lý của đồng bào DTTS muốn con cái trong gia đình yên bề gia thất sớm, có người nối dõi và có thêm lao động để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống khi bố mẹ về già; nhận thức và ý thức chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do các em được ăn, ở, học chung trường nội trú, bán trú; sự quản lý, giám sát của nhà trường cũng như gia đình không chặt, các em tự do sử dụng điện thoại, kết nối với nhau qua mạng xã hội, dễ nảy sinh tình cảm khác giới. Ở lứa tuổi dậy thì, thanh - thiếu niên có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mang thai sớm. Trong bối cảnh đó, tảo hôn được xem là giải pháp xử lý hậu quả mang thai ngoài ý muốn nhằm “bảo vệ danh dự” của người con gái và gia đình khỏi kỳ thị và chê bai của xã hội.

Ngoài những nguyên nhân trên, thì còn có một phần trách nhiệm của địa phương. Đó là, việc xử lý chưa thực sự nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm, nên nhiều gia đình vẫn cho các con về ở với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Vì vậy, muốn thay đổi nhận thức của đồng bào là cả một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Nhà nước cũng cần xây dựng các chế tài đủ mạnh, để răn đe các trường hợp vi phạm, nêu gương cho cộng đồng. Bởi trên thực tế, vì nhiều lý do, chính quyền sở tại vẫn còn phớt lờ, hoặc dễ dãi với người vi phạm, thậm chí có trường hợp “bao che” vì có họ hàng, bà con... tạo ra tâm lý “nhờn luật” trong một bộ phận người dân.

Thầy Trần Duy Khá (bên phải), Hiệu trưởng Trường THCS Bán trú Canh Thuận trao Quyết định thành lập CLB
Thầy Trần Duy Khá (bên phải) - Hiệu trưởng Trường THCS Bán trú Canh Thuận, huyện Vân Canh trao Quyết định thành lập CLB

Tại Bình Định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, địa phương, tình trạng TH&HNCHT được kéo giảm rõ rệt. Báo cáo của UBND các huyện cho thấy: Huyện Vĩnh Thạnh có 12 trường hợp, so với năm 2022 là 17 trường hợp, giảm 5 trường hợp; huyện Vân Canh 16 trường hợp, so với năm 2022 là 19 trường hợp, giảm 3 trường hợp; huyện Hoài Ân có 3 trường hợp, so với năm 2022 là 1 trường hợp, tăng 2 trường hợp; huyện An Lão, Tây Sơn và Phù Cát không xảy ra tảo hôn. Năm 2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng HNCHT.

PV:  Xin ông cho biết những giải pháp cụ thể mà tỉnh Bình Định đã triển khai trong thời gian qua, để giảm thiểu TH&HNCHT?

Ông Đinh Văn Lung: Câu chuyện thay đổi nhận thức của bà con về TH&HNCHT là cả một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng TH&HNCHT, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện liên quan tiếp tục tăng cường các biện pháp, giải pháp.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-BDT ngày 22/02/2024 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định năm 2024. 

Cùng với đó, Ban cũng đã ban hành kế hoạch, kinh phí và đẩy mạnh triển khai dự án; phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chi tiết tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân, về TH&HNCHT dưới hình thức Rung Chuông Vàng tại các trường học; tổ chức hội nghị phổ biến thông tin, tuyên truyền; lồng ghép chiếu phim phóng sự về TH&HNCHT và ký bản cam kết “Nói không với TH&HNCHT” trong gia đình.

Một buổi tập huấn về nội dung phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho cán bộ cơ sở của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
Một buổi tập huấn về nội dung phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho cán bộ cơ sở của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Ngoài ra, Ban xây dựng Pano tuyên truyền tại các thôn, làng có đồng DTTS sinh sống. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền ở các trường bán trú, thành lập mới Câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với TH&HNCHT” tại trường; phát Sổ tay hỏi đáp pháp luật; tổ chức thi Rung Chuông Vàng trong trường học; tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kỹ năng truyền thông, vận động tư vấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS tại các xã thuộc huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

Đối với các địa phương có người DTTS sinh sống như huyện Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân và Phù Cát chỉ đạo cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến người dân, Người có uy tín trong đồng bào DTTS; chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng kiểm tra các thôn, làng, khu phố đưa nội dung tảo hôn vào hương ước, quy ước để triển khai thực hiện. Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện bảo đảm theo quy định; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (từ 2021 - 2025) và hàng năm trên địa bàn huyện…

PV:  Để công tác phòng chống TH&HNCHT đạt được kết quả như mong đợi, theo ông, cần thay đổi hình thức tuyên truyền như thế nào?

Ông Đinh Văn Lung: Tình trạng TH&HNCHT tuy có giảm, nhưng chưa bền vững. Để tiếp tục ngăn chặn tình trạng này hiệu quả, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định. Đồng thời, tiếp tục truyền thông về tác hại của TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn... nghiên cứu, triển khai các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp cũng như kiến thức về hôn nhân, gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình, phát triển thể chất nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn trong vùng DTTS. 

Thường xuyên tổ chức diễn đàn, Hội nghị chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT” và Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho học sinh các cấp (hình thức Rung Chuông Vàng), đặc biệt là các em học sinh khối lớp 9 bậc THCS và khối PTTH là những đối tượng dễ bỏ học để kết hôn nhất.

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền phòng chống, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thôgns tại các thôn, làng ở vùng cao
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền phòng chống, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, làng ở vùng cao

Tiếp tục thành lập các CLB hoặc tổ truyền thông, tư vấn ở các lớp học: Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện thành lập CLB, trong đó có các tổ truyền thông, tư vấn là giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp, đại diện đoàn thanh niên, thiếu niên… tại các lớp học để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động của CLB. 

Và CLB cũng là nơi để các thành viên tham gia trao đổi kinh nghiệm trong việc kết nối, xây dựng, nghiên cứu, học tập cũng như để kịp thời chia sẻ hướng giải quyết, các giải pháp cụ thể, được tập trung hơn. Năm 2023, đã hoàn thành ra mắt 3 CLB “Thanh niên nói không với TH&HNCHT” tại các Trường: PTDT Bán trú Canh Liên; PTDT Bán trú TH&THCS Vĩnh Kim và PTDT Bán trú An Lão. Năm 2024, tiếp tục thành lập mới 2 CLB tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT An Lão và Trường THCS Bán trú Canh Thuận, Vân Canh).

UBND các huyện cần tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra các thôn, làng, khu phố chưa đưa nội dung tảo hôn vào hương ước, quy ước và chưa thực hiện cam kết không tảo hôn, tiếp tục đôn đốc triển khai thực hiện. Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh về Quy định thang điểm, tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hoá”, “Khu phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các địa phương khi phát hiện tình trạng TH&HNCHT phải nhanh chóng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội đoàn thể kịp thời giải thích, vận động, lập biên bản đình chỉ không cho tổ chức kết hôn, sống chung với nhau như vợ chồng; đồng thời, xử phạt hành chính các trường hợp không chấp hành theo quy định pháp luật, hương ước, quy ước khu dân cư và có biện pháp xử lý các địa phương còn để xảy ra tình trạng TH&HNCHT...

Cuối cùng là làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa phương; sự phối hợp của các ngành liên quan trong triển khai thực hiện. Như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các cấp, các ngành. Tôi tin rằng, nếu chúng ta chung tay làm tốt các nội dung, phương hướng nhiệm vụ đã đặt ra như đã nêu ở trên thì việc hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án có thể đạt được trong giai đoạn này.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tin nổi bật trang chủ
Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 phút trước
Ngoài vẻ đẹp quyến rủ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 8 phút trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 9 phút trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 10 phút trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.
Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 13 phút trước
Với phương châm hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) những năm qua Cà Mau đã thực hiện hiệu quả Chương trình. Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16 phút trước
Thời gian qua, triển khai các dự án, chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng quê hương.
An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 19 phút trước
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Hồ Trần Minh Có thừa nhận nhiều lần bạo hành cháu bé 8 tuổi (là con riêng của vợ), thậm chí còn dùng tay nâng nạn nhân lên cao rồi tung lên cho rớt xuống nệm mỏng trải trên sàn nhà làm bất tỉnh.
Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 21 phút trước
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, tổ chức tối 30/3.
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.