Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Hậu quả từ đợt hạn hán lịch sử

PV - 09:11, 01/08/2019

Người dân Bình Định đang phải đối mặt với hạn hán lịch sử căng thẳng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến lượng nước tại hầu hết các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh ở dưới mực nước chết, ruộng đồng nứt nẻ còn người dân thì không có nước sinh hoạt, cuộc sống rất khó khăn.

Đồng khô...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 165 hồ chứa thủy lợi nhưng 140 hồ đã cạn nước, dung tích nước 25 hồ chứa còn lại chỉ đạt 24,0% thiết kế. Trong khi đó, nắng nóng liên tục đã khiến 11.445ha lúa vụ thu thiếu nước. Dù người dân đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn, song vẫn có khoảng 481ha lúa bị chết, còn lại 4.064ha phải tiếp tục chống hạn. Nếu thời tiết nắng nóng và vẫn không có mưa thì đến ngày 30/7, tổng diện tích lúa bị chết dự kiến tăng thêm 1.123ha. Nông dân Bình Định đang chạy đua với thời gian, lắp các trạm bơm dã chiến, ngày đêm bơm nước để cứu lúa.

Hàng trăm ha lúa ở Bình Định khô nức nẻ vì thiếu nước. Hàng trăm ha lúa ở Bình Định khô nức nẻ vì thiếu nước.

Tại vùng nông thôn huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định), nắng nóng đã khiến hàng trăm ha cây trồng bị khô hạn. Riêng diện tích lúa có gần 200ha đã bị chết khô hoặc thiếu nước nghiêm trọng, trên 420ha lúa và các loại hoa màu không đảm bảo nước tưới đến cuối tháng 7. Trong khi đó, nhiều chân ruộng đã nứt chân chim, lúa mới sạ chết khô không thể cứu vãn, diện tích khô hạn tập trung chủ yếu tại các xã Ân Hảo Tây, Ân Tín, Ân Hữu, Ân Đức.

Theo ông Võ Duy Tín, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoài Ân, đến nay, hầu hết các hồ chứa nước lớn đã cạn trơ đáy nên hạn hán không chỉ ảnh hưởng tới cây trồng mà cả nước sinh hoạt. UBND huyện Hoài Ân vừa phải trích ngân sách hàng tỷ đồng để triển khai các biện pháp cấp bách chống hạn. Hiện, 66 trạm bơm chuyên dụng phải hoạt động hết công suất để tìm nguồn nước giải cứu các diện tích lúa chết cháy.

Tại cánh đồng lúa thôn Nhận An Đông, xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn), ông Trần An Diêm, người dân trồng lúa cho biết: Khu vực này gần một nửa diện tích lúa đã bị chết cháy do không có nước, phải cắt cho trâu, bò ăn. Tiếc của, tiếc công vì lúa chỉ 30 ngày nữa là có thể thu hoạch, 4 gia đình chung nhau 6 triệu đồng khoan 1 giếng để lấy nước tưới với hy vọng, cứu được chừng nào hay chừng đó.

“Bây giờ nhiều khu vực đã khô nước hết rồi, nước ở đập dâng sông Lại Giang không có tới đây. Tiếc công sức bỏ ra, chúng tôi phải tự bỏ tiền để đóng giếng cứu hạn thôi, chứ không thì đồng chết cháy”, ông Diêm nói.

Tại huyện Phù Mỹ cũng có hàng trăm ha lúa chết cháy; nghiêm trọng nhất, tại trạm bơm Chánh Khoan (huyện Phù Mỹ) lấy nước từ đầm Trà Ổ đến nay, mực nước hồ xuống thấp đã khiến 186ha lúa bị khô héo.

Người khát

Đợt nắng hạn lịch sử không chỉ khiến cho những cánh đồng ở Bình Định cháy khô, nứt nẻ mà cuộc sống của người dân cũng đang quay cuồng với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Thống kê của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định cho thấy, toàn tỉnh có 10.062 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; điển hình như ở huyện Hoài Nhơn có tới 4.925 hộ không có nước sinh hoạt, Phù Mỹ 2.729 hộ… Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, nắng hạn kéo dài thì đến cuối tháng 7, số hộ dân thiếu nước sinh hoạt toàn tỉnh sẽ tăng lên con số 11.396 hộ.

Đơn cử như tại xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ), Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh Lê Văn Toản, cho biết: Xã có 2.185 hộ dân ở 14 thôn thiếu nước từ nhiều tháng qua, nghiêm trọng nhất là các thôn An Xuyên 1, An Xuyên 2 và An Xuyên 3. Hằng ngày, người dân phải đi các địa phương lân cận mua từng can nước sạch về dùng. Xã đang thống kê cụ thể số hộ bị thiếu nước, báo cáo và đề xuất UBND huyện hỗ trợ nước sạch cho Nhân dân.

Tương tự, tại huyện Hoài Nhơn, hồ Mỹ Bình là hồ nước ngọt lớn nhất huyện nhưng hơn 1 tháng nay đã xuống mực nước chết. Hơn 5.000 hộ dân ở vùng Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Hữu Vui, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định cho biết, tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các địa phương trong tỉnh ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền để người dân chia sẻ nguồn nước, giúp nhau vượt qua khó khăn. Ngoài ra, các địa phương vận động người dân đào vét giếng, khoan giếng để lấy nước ngầm; mở rộng mạng lưới cấp nước tại các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT rà soát, thống kê cụ thể từng vùng, từng hộ dân. Từ đó, tỉnh sẽ đề nghị lực lượng Công an, Quân đội dùng các xe chuyên dụng để vận chuyển nước sạch đến tiếp tế cho các hộ dân thiếu nước, tránh tình trạng người dân tự mua nước sinh hoạt không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng gây nguy cơ dịch bệnh.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu, UBND các huyện khoanh vùng địa điểm thiếu nước nghiêm trọng, qua đó, tỉnh có kế hoạch mở rộng mạng lưới nước sạch, cung cấp cho người dân những năm tiếp theo.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.