Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Bắt cóc Online”: Từ cú điện thoại đến hiểm họa khôn lường

Hồng Phúc - 18:02, 28/07/2025

Trong thời đại số, mạng xã hội không chỉ là công cụ kết nối mà còn trở thành nơi ẩn nấp lý tưởng cho những kẻ có hành vi xâm hại, bắt cóc trẻ em. Chỉ với vài tin nhắn làm quen, một cuộc gọi Video, hay lời hứa hẹn ngọt ngào, nhiều đứa trẻ đã tự ý rời khỏi nhà để gặp người lạ. Những kẻ bắt cóc giờ đây không cần rình rập ngoài cổng trường, bởi chúng đã có “chìa khóa” tiếp cận nạn nhân ngay từ chiếc điện thoại.

Nữ sinh Q. thời điểm được Công an TP HCM giải cứu khi đang tự nhốt mình vì tưởng đang phối hợp với Cơ quan Công an.
Nữ sinh Q. thời điểm được Công an TP.HCM giải cứu khi đang tự nhốt mình vì tưởng đang phối hợp với cơ quan Công an

 Bắt cóc không cần chạm mặt

Tối 25/7, Đội Đặc nhiệm - Đội 2, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM đã tìm thấy nữ sinh ở một khách sạn trong trạng thái hoảng loạn, đưa về nhà. 

Được biết, trưa cùng ngày, mẹ nữ sinh này đã đến Công an phường Hòa Hưng (TP.HCM) trình báo con gái mất liên lạc sau khi nghe điện thoại của người lạ và xin ra ngoài. Vài giờ sau, tài khoản Zalo của nữ sinh nhắn về nói cô bị “giang hồ” bắt cóc, chuẩn bị đưa sang Campuchia, yêu cầu gia đình chuyển 150 triệu đồng tiền chuộc. Người mẹ hoảng sợ, chuyển trước 17 triệu đồng nhưng không được gặp con.

Trước đó, nữ sinh bị một đối tượng giả danh công an gọi điện, dọa rằng thông tin cá nhân của em bị lộ, liên quan đến vụ rửa tiền. Để chứng minh vô tội, em phải chuyển tiền và giữ bí mật tuyệt đối. Các đối tượng yêu cầu nữ sinh liên tục thay đổi chỗ ở, thuê khách sạn một mình để dễ kiểm soát.

Còn nhớ vụ việc ngày 22/7, Công an phường Ô Chợ Dừa, TP. Hà Nội, đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giả danh Công an đe dọa 1 nữ sinh nhằm thực hiện việc "bắt cóc Online".

Theo đó, ông L.H.T. đã trình báo công an về việc cháu họ ông là cháu M. (SN 2006; sinh viên đại học) bị bắt cóc, tống tiền. Ông T. cho biết, khoảng 10 giờ cùng ngày, mẹ của cháu ở quê gọi điện cho ông thông báo về việc cháu M. gọi về gia đình qua Zalo cho biết, mình bị bắt cóc và cho xem Video trên người cháu có nhiều vết thương. Theo cháu M., gia đình phải chuyển khoản 370 triệu đồng cho các đối tượng, nếu không M. sẽ bị "chặt ngón tay".

Chỉ sau khoảng 1 giờ nhận tin báo, Công an phường Ô Chợ Dừa đã nhanh chóng tìm được em M. đang ở một mình tại một khách sạn trên đường La Thành và đưa về trụ sở để làm rõ. Tại cơ quan Công an, em M. cho biết bị một nhóm người tự xưng Công an gọi điện thông báo em M. liên quan đến hoạt động rửa tiền và buôn bán chất cấm. 

Các đối tượng yêu cầu em phải chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra. Do em M. không có tiền, các đối tượng hướng dẫn em phải tìm chỗ kín đáo để vẽ lên mặt, người các vết thương giống như bị đánh gây ra, rồi liên hệ về gia đình báo mình bị bắt cóc và yêu cầu gia đình chuyển tiền chuộc mới được thả.

Trẻ em nước ta có điện thoại sớm hơn 4 năm so với trẻ em trên thế giới.
Trẻ em nước ta có điện thoại sớm hơn 4 năm so với trẻ em trên thế giới

Hai vụ việc kể trên chỉ là lát cắt nhỏ trong hàng loạt chiêu thức “bắt cóc Online” đang âm thầm lan rộng, với kịch bản ngày càng tinh vi. Nạn nhân chủ yếu là học sinh, sinh viên - những người chưa có đủ kỹ năng tự vệ trên môi trường số, dễ tin người, dễ hoảng loạn khi bị dọa dẫm.

Theo khảo sát của Google thực hiện 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại di động là 9, trên thế giới là 13. Nghĩa là trẻ em nước ta có điện thoại sớm hơn 4 năm so với trẻ em trên thế giới. Những con số này, là hồi chuông cảnh báo về mức độ tiếp xúc sớm và thường xuyên của trẻ với không gian mạng nơi tiềm ẩn hàng loạt cạm bẫy nguy hiểm.

Không gian mạng an toàn cho trẻ - Trách nhiệm không của riêng ai

Từ thực tế, có thể thấy, đối tượng bị nhắm tới phần lớn là học sinh, sinh viên và người trẻ ít kinh nghiệm sống. Các em dễ bị tổn thương hơn nếu thiếu sự quan tâm từ gia đình, có tâm lý nổi loạn hoặc từng bị lạm dụng. Với đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn, các em rất tò mò, thích khám phá nhưng thiếu kinh nghiệm sống và kỹ năng nhận diện nguy cơ. Trong khi đó, nhiều gia đình lại buông lỏng giám sát, gần như “giao phó con cho điện thoại thông minh” mà không hề biết con đang nói chuyện với ai.

Sức hút từ thế giới ảo - nơi có thần tượng, bạn bè, người lạ luôn sẵn sàng lắng nghe - khiến không ít trẻ sống thu mình, giấu bí mật với cha mẹ, trong khi lại dễ mở lòng với người lạ. Đó chính là kẽ hở để tội phạm công nghệ thâm nhập và thao túng.

Thượng tá, Tiến sỹ Đào Trung Hiếu trong một buổi chia sẻ với trẻ em về kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn
Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu trong một buổi chia sẻ với trẻ em về kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn

Điểm đáng lo ngại không chỉ nằm ở việc trẻ bị dụ ra khỏi nhà, mà còn ở việc chính các em trở thành công cụ để lừa lại người thân - quay Video giả vết thương, đọc lời khai theo kịch bản, nói dối cha mẹ về tình trạng của mình. Từ chỗ là nạn nhân, các em bị “điều khiển từ xa”, hoàn toàn mất kiểm soát, bởi niềm tin rằng mình đang “bị điều tra” hoặc “liên quan tội phạm”.

Về hiện tượng này, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu phân tích, hiện nay, các vụ "bắt cóc Online" không còn đơn thuần là những lời dụ dỗ ngây ngô qua tin nhắn, mà đã được “nâng cấp” thành các kịch bản tinh vi, kết hợp giữa công nghệ cao và thao túng tâm lý. Tội phạm có thể giả danh người quen trên mạng xã hội để rủ trẻ đi chơi, rồi thực hiện hành vi bắt cóc ngoài đời thật.

Chúng cũng thường xuất hiện dưới vỏ bọc người nổi tiếng trong Game, Livestream, hứa tặng quà hay vật phẩm ảo để lôi kéo nạn nhân gặp mặt trực tiếp. Gần đây, hình thức giả mạo cuộc gọi Video, sử dụng Deepfake, thậm chí giả giọng khóc để đe dọa cha mẹ, tạo ra các tình huống "con bị bắt cóc" rồi tống tiền, dù thực tế không hề có vụ bắt cóc đang ngày càng phổ biến.

Ngoài ra, một số đối tượng còn dẫn dụ trẻ em vào các nhóm kín như Telegram, Discor... để làm quen, kiểm soát và thao túng, dần dần đưa các em rời khỏi vòng kiểm soát của gia đình.

Để phòng ngừa loại tội phạm này, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu cho rằng, trước hết gia đình cần thiết lập sự gắn bó và tin tưởng với con cái, tránh để trẻ cô đơn trong thế giới số. Trẻ cần được trang bị kỹ năng nhận diện rủi ro trên mạng, cách từ chối và cầu cứu người lớn khi cần thiết. Nhà trường cũng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, bằng việc đưa giáo dục kỹ năng số vào các buổi sinh hoạt lớp, tổ chức chuyên đề với Công an hoặc chuyên gia. 

Đồng thời, việc phát hiện sớm những học sinh có dấu hiệu lệ thuộc mạng xã hội, sống khép kín cũng rất quan trọng. Về phía cơ quan chức năng, cần tăng cường truy vết, xử lý các đường dây lừa đảo trẻ em qua mạng, đồng thời phối hợp với các nền tảng số để kiểm soát nội dung, cảnh báo rủi ro và giới hạn độ tuổi truy cập một cách thực chất.

Có thể thấy  "bắt cóc Online" không còn là một khái niệm mơ hồ, mà là hiểm họa có thật, tinh vi và khó lường. Trẻ em với sự non nớt và nhạy cảm sẽ tiếp tục là nạn nhân nếu không được trang bị “lá chắn số” vững vàng từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tạo động lực mới từ Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang

Tạo động lực mới từ Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 20:10, 28/07/2025
Chiều 28/7, Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang long trọng tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719: “Trao mái ấm” cho hộ nghèo ở vùng nghèo DTTS

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719: “Trao mái ấm” cho hộ nghèo ở vùng nghèo DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 20:00, 28/07/2025
Trải qua gần 5 năm thực hiện, nội dung hỗ trợ nhà ở, Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa được 42.567 ngôi nhà. Không chỉ là “trao mái ấm”, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 còn trao cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS niềm tin, động lực mạnh mẽ để vươn lên trong cuộc sống.
“Bắt cóc Online”: Từ cú điện thoại đến hiểm họa khôn lường

“Bắt cóc Online”: Từ cú điện thoại đến hiểm họa khôn lường

Pháp luật - Hồng Phúc - 18:02, 28/07/2025
Trong thời đại số, mạng xã hội không chỉ là công cụ kết nối mà còn trở thành nơi ẩn nấp lý tưởng cho những kẻ có hành vi xâm hại, bắt cóc trẻ em. Chỉ với vài tin nhắn làm quen, một cuộc gọi Video, hay lời hứa hẹn ngọt ngào, nhiều đứa trẻ đã tự ý rời khỏi nhà để gặp người lạ. Những kẻ bắt cóc giờ đây không cần rình rập ngoài cổng trường, bởi chúng đã có “chìa khóa” tiếp cận nạn nhân ngay từ chiếc điện thoại.
Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 17:52, 28/07/2025
Thực hiện đúng giáo lý, giáo luật, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đó là đường hướng hoạt động phát triển của đồng bào công giáo ở giáo xứ Plơi Ia Ba, xã biên giới Ia Pnôn, tỉnh Gia Lai trong bao năm qua.
Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:03, 28/07/2025
Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 15:04, 28/07/2025
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 15:00, 28/07/2025
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 14:42, 28/07/2025
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 14:40, 28/07/2025
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 14:35, 28/07/2025
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.