Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, phát huy cao nhất đóng góp của người cao tuổi

PV - 20:39, 22/03/2022

Chiều 22/3, làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, phát huy cao nhất đóng góp của người cao tuổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, phát huy cao nhất đóng góp của người cao tuổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, phát huy cao nhất đóng góp của người cao tuổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới các đồng chí Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, cùng tất cả hội viên người cao tuổi trên cả nước lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong truyền thống lịch sử, văn hoá và đạo đức của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, người cao tuổi luôn luôn được đề cao, được tôn trọng: "Kính già, yêu trẻ", "tuổi cao gương sáng", "kính lão đắc thọ", "tuổi cao ý chí càng cao", "uống nước nhớ nguồn". Trong suốt chiều dài lịch sử, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hội nghị Diên Hồng thời Trần là một biểu tượng của ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm, đồng lòng bảo vệ đất nước của các bậc phụ lão và nhân dân cả nước.

Truyền thống, di sản vô cùng quý báu của người cao tuổi Việt Nam tiếp tục được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề", người cao tuổi là "vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam".

Các ý kiến tại cuộc làm việc đều cho rằng, thời gian qua, Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày càng phát triển, vững mạnh về tổ chức, tập hợp được đông đảo người cao tuổi tham gia Hội. Cho đến nay, Hội đã có trên 9,7 triệu hội viên, chiếm gần 90% tổng số gần 12 triệu người cao tuổi cả nước. Hội người cao tuổi các cấp có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, làm nòng cốt trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi.

Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội đã triển khai đồng bộ hai chương trình công tác lớn là chương trình "Người cao tuổi tham gia xây dựng, phát triển Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở" và chương trình "Người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh"; hai nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao là "Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam", "Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020" và một số nhiệm vụ công tác khác.

Đến nay, trên cả nước đã có gần 3.500 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và mô hình này được giới thiệu tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế như một sáng kiến tốt của Việt Nam. Mô hình được WHO đưa vào kế hoạch hành động khu vực về già hóa khỏe mạnh; được Liên Hợp Quốc lựa chọn là một trong những trường hợp điển hình được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia nghiên cứu, học tập; đoạt giải nhất trong giải thưởng khu vực về sáng kiến vì một châu Á già hóa khỏe mạnh.

Các đại biểu bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với người cao tuổi cả nước, phân tích làm rõ hơn những khó khăn, bất cập trong hoạt động của các cấp hội người cao tuổi, đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp, nêu các kiến nghị để chăm sóc tốt hơn người cao tuổi, phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi với sự phát triển của đất nước…

Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP. Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Thành Lập cho biết, Nhân dân và người cao tuổi cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua.

Đặc biệt, nhân dân, người cao tuổi hết sức ấn tượng với một số chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ như kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tới tận cơ sở; nỗ lực ngoại giao vaccine để có vaccine tiêm cho nhân dân; ưu tiên tiêm vaccine cho người cao tuổi, có bệnh nền; ưu tiên cấp vaccine phòng COVID-19 cho TP. Hồ Chí Minh khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại đây và gần đây nhất là các hoạt động khảo sát thực địa để thúc đẩy các tuyến cao tốc… Ở nhiều nơi, hưởng ứng quan điểm của Thủ tướng "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất", người cao tuổi đã tiên phong tiêm vaccine, làm gương cho người dân và con cháu trong thực hiện chủ trương hết sức nhân văn, quan trọng này của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Hội Người cao tuổi Việt Nam kiến nghị một số nội dung như đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi và các cơ chế, chính sách với người cao tuổi và Hội Người cao tuổi; hỗ trợ nhóm người cao tuổi chưa có bảo hiểm y tế; xây dựng Chiến lược người cao tuổi trong tình hình mới; xây dựng đề án cơ sở dữ liệu người cao tuổi; xây dựng đề án về trung tâm nghỉ dưỡng người cao tuổi tại các địa phương trên cơ sở huy động nguồn lực xã hội…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí trong Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí trong Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách bảo vệ, giúp đỡ, chăm sóc người cao tuổi, phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp cách mạng qua các thời kỳ.

Cuộc làm việc hôm nay một lần nữa khẳng định trách nhiệm của Chính phủ với người cao tuổi, nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước với người cao tuổi, giải quyết một số cơ chế, chính sách với mong muốn người cao tuổi ngày càng có nhiều đóng góp ý nghĩa với sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước, của Nhân dân.

Thông tin khái quát về tình hình, các nhiệm vụ, giải pháp và kết quả trong năm 2021 và thời gian qua, Thủ tướng nhấn mạnh những kết quả đạt được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng đã linh hoạt, thay đổi tư duy và biện pháp phòng chống dịch, chuyển hướng kịp thời trong điều kiện khó khăn; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, đối tác quốc tế.

Trong thành quả chung đó có đóng góp quan trọng của Hội Người cao tuổi và người cao tuổi cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh. Hiện trên cả nước vẫn có trên 6,5 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh, trong đó có gần 100.000 người cao tuổi làm chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; gần 400.000 người cao tuổi đạt danh hiệu làm kinh tế giỏi. Vai trò của người cao tuổi được phát huy trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chia sẻ với những khó khăn, thách thức trong hoạt động của Hội Người cao tuổi. Nhấn mạnh dự báo tình hình năm 2022 và thời gian tới sẽ có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, Thủ tướng phân tích một số xu thế lớn thời gian tới, trong đó có xu thế già hóa dân số khi dự báo tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045. Điều này một mặt cho thấy những thành tựu phát triển của Việt Nam khi đời sống, tuổi thọ của người dân ngày càng được nâng cao, mặt khác đòi hỏi phải có chủ trương, cơ chế, chính sách, sự chăm lo tốt hơn cho người cao tuổi, giải quyết, xử lý hài hòa giữa mặt thuận và mặt không thuận của xu thế già hóa dân số.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu 'ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hoà thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau'. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ những người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa". Nghị quyết cũng yêu cầu phát huy lợi thế dân số vàng, thích ứng với quá trình già hóa dân số.

Thủ tướng yêu cầu cần coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động, công tác người cao tuổi và đóng góp của người cao tuổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu cần coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động, công tác người cao tuổi và đóng góp của người cao tuổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cần quán triệt thật sâu sắc, cụ thể, triển khai thực hiện thật tốt các nội dung chính sách về người cao tuổi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp mặt đoàn đại biểu về dự Đại hội lần thứ VI Hội Người cao tuổi Việt Nam và Nghị quyết Đại hội; cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ để người cao tuổi phát huy thế mạnh, tham gia đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thủ tướng yêu cầu cần coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động, công tác người cao tuổi và đóng góp của người cao tuổi. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của Hội và bảo vệ, giúp đỡ, chăm sóc người cao tuổi.

Chính sách bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi phải có tính khả thi, phù hợp tình hình, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn. Tham khảo các kinh nghiệm hay, bài học quý của quốc tế, đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế về người cao tuổi. Nghiên cứu đầu tư về cơ chế, chính sách, nguồn lực, tổ chức các hoạt động với người cao tuổi phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và mong muốn của người dân, người cao tuổi. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của Hội Người cao tuổi - một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các bộ, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Hội và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan nghiên cứu, triển khai thực hiện, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp theo quy định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Chiều 25/4, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân trong vụ tai nạn chìm thuyền trên sông Chanh, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 12 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 12 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 12 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 12 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 13 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.