Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc

PV - 19:18, 13/01/2022

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, quá trình già hóa của dân số nước ta cùng với tuổi thọ bình quân ngày càng cao, lực lượng người cao tuổi ngày nhiều hơn, đông hơn; đó là phúc lớn cho Dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Hội người cao tuổi Việt Nam bức tranh gốm. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Hội người cao tuổi Việt Nam bức tranh gốm. Ảnh: TTXVN

Chiều 13/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Người cao tuổi Việt Nam lần thứ VI.

Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước đã dành cho người cao tuổi sự quan tâm sâu sắc. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã tạo điều kiện cho người cao tuổi, trong đó có hội viên của Hội có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn trong những năm qua. Mức trợ cấp cho Người cao tuổi khó khăn tăng 4 lần, 90% Người cao tuổi được hưởng y tế.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày càng phát triển, vững mạnh về tổ chức, tập hợp được đông đảo người cao tuổi tham gia Hội.

Cho đến nay, Hội Người cao tuổi đã có trên 9,7 triệu hội viên. 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội nơi hội viên trực tiếp sinh hoạt và các hoạt động thường xuyên.

Phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” đã thu hút hàng triệu người cao tuổi tham gia. 650.000 người cao tuổi đã tham gia công tác xã hội ở cơ sở như Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Tổ hòa giải, công tác mặt trận và các tổ chức xã hội góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

Hàng triệu người cao tuổi vẫn làm việc theo khả năng và sở thích của mình góp phần không nhỏ trong quá phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

Cả nước đã có 365.000 người cao tuổi được bầu là người cao tuổi làm kinh tế giỏi, có trên 3.000 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau do người cao tuổi làm nòng cốt đã góp phần đáng kể trong xóa đói, giảm nghèo.

Đặc biệt với uy tín kinh nghiệm của mình, người cao tuổi thông qua tổ chức Hội đã tham gia tích cực có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác phòng, chống tham nhũng, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia bảo vệ biên giới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí thân mật, trang trọng. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương, cảm ơn và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực và các kết quả mà  Hội Người cao tuổi Việt Nam đạt được trong 5 năm qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu người cao tuổi Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu người cao tuổi Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, văn hóa và đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay là "Kính già, yêu trẻ," "Kính lão đắc thọ," "Kính già, già để tuổi cho;" người già luôn luôn được đề cao, được tôn trọng.

Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hội nghị Diên Hồng là biểu tượng của ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm, đồng lòng bảo vệ đất nước của các bậc phụ lão.

Nhắc lại truyền thống vô cùng quý báu của người cao tuổi Việt Nam tiếp tục được Đảng ta và Bác Hồ phát huy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, người cao tuổi đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng, đúng như lời Bác Hồ đã nói "Tuổi cao, ý chí càng cao." Người cao tuổi nước ta thực sự là "vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam."

Tổng Bí thư nêu rõ, trong tình hình mới hiện nay, quá trình già hóa của dân số nước ta đang diễn ra nhanh chóng, cùng với tuổi thọ bình quân ngày càng cao, lực lượng người cao tuổi ngày nhiều hơn, đông hơn; đó là phúc lớn cho Dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Hội Người cao tuổi tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tăng cường phát triển hội viên; nâng cao chất lượng hoạt động công tác, nhất là các Hội cơ sở; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức, loại hình chăm sóc người cao tuổi; phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong phong trào "Toàn dân chăm sóc, phát huy vai trò Người cao tuổi," phấn đấu để người cao tuổi được sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc trong gia đình và xã hội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội người cao tuổi lần thứ VI, thảo luận, quán triệt thật sâu sắc, cụ thể, triển khai thực hiện thật tốt các nội dung chính sách đối với người cao tuổi đã được ghi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: "Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình.

Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau." Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, Hội Người cao tuổi cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả của Đại hội, góp phần nâng cao nhận thức và hoạt động của Hội; kịp thời nắm bắt tư tưởng, đời sống, nguyện vọng của người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao chất lượng công tác tổ chức, công tác cán bộ và phát triển hội viên.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Hội cần phát huy mạnh mẽ vai trò người cao tuổi tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện Luật Người cao tuổi, Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi và các chính sách, chế độ đối với người cao tuổi. Hội Người cao tuổi làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân.

Lắng nghe các ý kiến nghị phát biểu của Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với các ban, bộ, ngành nghiên cứu tổng kết, tham mưu xây dựng mô hình Hội người cao tuổi Việt Nam thống nhất trên phạm vi cả nước; tham mưu với Ban Bí thư tổng kết Chỉ thị 59/CT-TW, ngày 27 tháng 9 năm 1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII "Về chăm sóc người cao tuổi."

Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo, đưa vào chương trình kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật Người cao tuổi Việt Nam. Các cơ quan truyền thông cần phải làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của người cao tuổi và Hội Người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

Các bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình về công tác chăm lo người cao tuổi và tổ chức Hội Người cao tuổi; lãnh đạo triển khai có hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Các bộ, ngành cần dành sự quan tâm tạo điều kiện cần thiết cho Hội người cao tuổi Việt Nam hoạt động, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VI; các chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, bảo đảm cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe, hạnh phúc.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tặng Hội Người cao tuổi Việt Nam bức tranh “Mái nhà xưa," là tác phẩm thuộc Bộ sưu tập Tranh quê hương được chế tác vẽ tay thủ công bởi nghệ nhân Hà Nội ở làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Bức tranh có vẻ đẹp giản dị, ấm áp gợi cho mọi người nhớ về tuổi ấu thơ - về bên mái nhà xưa trong một không gian thuần Việt./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 1 giờ trước
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Gieo chữ ở

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Sau 3 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Khmer nơi đây dần được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 2 giờ trước
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 2 giờ trước
Trước làn sóng hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng đang có sự đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này, hướng tới phát triển trung tâm dữ liệu, đường truyền dẫn quốc tế và kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây.
Bắc Kạn: Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho lực lượng công an

Bắc Kạn: Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho lực lượng công an

Sức khỏe - Công Minh - 2 giờ trước
Tiếp nối các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn và Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về PCTH của thuốc lá cho cán bộ công an trên địa bàn năm 2023.