Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản Túm đổi thay nhờ làm tốt công tác dân vận

PV - 20:08, 18/06/2018

Những đồi mía xanh mướt, cánh đồng lúa chín vàng xen lẫn với màu xanh của dưa lê, dưa hấu... cho thấy cuộc sống của đồng bào Mông, Nùng, Tày ở Bản Túm, xã Trung Hà (Chiêm Hóa) đã khấm khá, đủ đầy hơn trước. Có được kết quả này, cấp ủy, chính quyền thôn đã làm tốt công tác dân vận trong tất cả các lĩnh vực, nổi bật là vận động người dân trồng mía, trồng rừng, chăn nuôi phát triển kinh tế.

Bà Seo Thị Hòa (đứng giữa), Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Túm, xã Trung Hà (Chiêm Hóa) vận động người Mông chăm sóc cây mía. Bà Seo Thị Hòa (đứng giữa), Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Túm, xã Trung Hà (Chiêm Hóa)
vận động người Mông chăm sóc cây mía.

 

Thôn Bản Túm có 122 hộ dân với 3 dân tộc Tày, Mông, Nùng sinh sống là thôn khó khăn nhất của xã Trung Hà. Để người dân, nhất là đồng bào Mông ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, chi bộ thôn đã xây dựng nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để lãnh đạo, vận động người dân thực hiện. Theo đó, chi bộ đã phân công cho từng đồng chí đảng viên phụ trách, vận động nhóm hộ thực hiện.

Bà Seo Thị Hòa, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Túm cho biết: Cuộc sống của người dân ở Bản Túm đã thay đổi nhiều, từ phát triển kinh tế đến kiến thiết nhà cửa đều đã tốt hơn. Ở đây đã xóa được độc canh cây lúa, người dân năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng các loại cây màu vào sản xuất như cây dưa hấu, lạc, ngô phù hợp với từng chân ruộng và áp dụng khoa học kỹ thuật.

 

Trong 2 năm gần đây, thôn phát triển mạnh 22 ha mía, vượt 300% chỉ tiêu được giao; trồng rừng sản xuất 21 ha, đạt 116% chỉ tiêu theo quy hoạch chung của huyện, tỉnh. Bên cạnh đó, người dân duy trì nuôi trâu sinh sản với tổng đàn trên 100 con và gần 5.000 con lợn, gà... Nhiều hộ từ nghèo khó đã vươn lên khấm khá như gia đình các ông: Ma Đức Chuyền, Ma Công Chướng, Ma Đức Bình, Ma Đình Núi, Thào Seo Sáy, Thào Seo Chí...

Kết quả này đã phản ánh sự nỗ lực vận động của chi bộ, chính quyền, đoàn thể trong thôn mà hơn hết là những người đứng đầu. Theo bà Hòa, để vận động người Mông trong thôn trồng mía, bà đã phải đến từng nhà, phân tích hiệu quả của cây mía so với cây sắn; phối hợp với cán bộ nông vụ của nhà máy đường làm mô hình trình diễn để hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc. Khi nhóm hộ tham gia mô hình thu hoạch mía, thấy có lợi nhuận, người Mông mới đưa cây mía vào trồng.

Anh Thào Seo Chí trồng trên 4.000 m

2 mía trên đất vườn đồi trước kia trồng sắn, năng suất vụ 2017 đạt 90 tấn/ha, sản lượng đạt trên 22 tấn, thu được 20 triệu đồng. Anh Chí cho biết, cây mía đã giúp gia đình anh có một khoản thu nhập đáng kể. Năm 2018, anh trồng thêm 1.000 m2 làm mô hình cánh đồng mẫu của thôn. Anh Chí bảo “Người Mông ở khe núi Khuôn Kìm trồng mía là nhờ trưởng thôn Hòa vận động đấy, chứ người Mông không biết nhiều về cây mía, cách trồng và chăm sóc đều nhờ trưởng thôn Hòa đưa cán bộ nhà máy đường về chỉ bảo. Giờ thì các hộ người Mông trồng mía cả, hộ ít cũng trên 1.000 m2, nhiều thì trên 6.000 m2, cây mía đang là hướng thoát nghèo của người Mông”.

Cùng với vận động người dân trồng cây mía, cán bộ thôn còn đẩy mạnh vận động trồng rừng sản xuất. Năm 2017, thôn trồng mới trên 10 ha rừng, 5 tháng năm 2018 đã trồng được 9/12 ha. Ông Ma Đình Núi cho biết, gia đình có 10 ha rừng sản xuất. Trước đây, một nửa diện tích này, gia đình ông trồng sắn, ngô cũng có hiệu quả, nhưng khá vất vả lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá bán.

Chị Lý Thị Hoa (bên trái), thôn Bản Túm trồng 5 sào dưa hấu cho thu nhập trên 10 triệu đồng/vụ, tăng gần gấp đôi so với trồng lúa. Chị Lý Thị Hoa (bên trái), thôn Bản Túm trồng 5 sào dưa hấu cho thu nhập trên 10 triệu đồng/vụ,
tăng gần gấp đôi so với trồng lúa.

 

Được cán bộ xã, thôn vận động, ông đã chuyển sang trồng keo, xoan. Khai thác đến đâu, ông trồng lại luôn đến đó chứ không trồng cây khác vì trồng keo, xoan chỉ 6 - 7 năm sau được khai thác không mất quá nhiều công chăm sóc, lại đúng quy hoạch của Nhà nước, không phải lo lắng đầu ra. Thấy gia đình khấm khá từ rừng, các hộ dân trong thôn đã đua nhau trồng rừng thay vì làm nương rẫy như trước kia. Theo thống kê chưa đầy đủ thì toàn thôn hiện có khoảng 30 ha rừng sản xuất, chủ yếu là trồng keo. Từ nỗ lực chuyển đổi cây trồng, năm 2017, Bản Túm đã có 14 hộ thoát nghèo.

Bên cạnh việc lãnh đạo, vận động nhân dân phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền thôn vận động người dân thực hiện nếp sống mới, giữ gìn vệ sinh môi trường, đóng góp làm khuôn viên nhà văn hóa, lắp đặt kênh mương... Theo đó đã có 24 hộ thực hiện chỉnh trang nhà cửa, làm chuồng gia súc cách xa nhà; vào ngày 15 hằng tháng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; tình hình an ninh được giữ vững. Năm 2017, chi bộ, chính quyền và các đoàn thể trong thôn được đánh giá đạt vững mạnh. Chi bộ thôn là tập thể tiêu biểu về thực hiện công tác dân vận của Huyện ủy Chiêm Hóa năm 2017.

Theo Báo Tuyên Quang

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - Lê Hằng - 2 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 7 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 11 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 11 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Tin tức - PV - 13 giờ trước
Tối 24/11, xã biên giới Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Kết quả này, là từ sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các công trình, dự án, nỗ lực phát triển kinh tế...từng bước hoàn thành các tiêu chí
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).