Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba lý do chính cần sửa đổi Bộ luật Lao động

PV - 14:16, 02/05/2019

Mục đích sửa đổi Bộ luật Lao động lần này sẽ là sửa đổi cơ bản, toàn diện nhằm giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế; đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế...

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa chính thức công bố dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) để lấy ý kiến dư luận xã hội về nhiều vấn đề lớn. Trong tờ trình về dự án Luật, Bộ LĐ-TB&XH đã nêu 3 lý do chính về sự cần thiết ban hành Bộ Luật lao động (sửa đổi).

Trong đó, lý do đầu tiên được Bộ LĐ-TB&XH chỉ rõ là thực tiễn quá trình triển khai áp dụng Bộ luật Lao động đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần bổ sung, sửa đổi.

Qua tổng kết 5 năm thi hành, nhiều doanh nghiệp, người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn đã phản ánh nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ việc áp dụng các điều luật trong Bộ luật Lao động về một số nội dung như: Hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, lao động nữ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc, công đoàn, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công…

Bộ luật Lao động năm 2012 còn một số quy định mang tính nguyên tắc nhưng Điều 242 của Bộ luật không giao cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nên đã gặp khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Trước các yêu cầu và kiến nghị của nhiều địa phương, doanh nghiệp, Chính phủ đã nhiều lần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vướng mắc trong thi hành Bộ luật Lao động năm 2012. Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định hướng dẫn ngoài phạm vi được giao quy định tại Điều 242 Bộ luật Lao động để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những vướng mắc, bất cập này. Tuy nhiên, trong phạm vi từng nghị định, từng thông tư, các vướng mắc mới chỉ được giải quyết theo từng chủ đề nhỏ, mang tính tình thế mà chưa xử lý được vấn đề mang tính đồng bộ, căn bản, logic, xuyên suốt qua các chương trong Bộ luật.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động vẫn còn một số điều chưa đáp ứng sự phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường lao động, yêu cầu nâng cao năng suất lao động, yêu cầu cải tiến quản trị nhân lực doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghệ lần thứ 4. Tại các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn đầu tư kinh doanh, nhiều ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đều đề nghị Bộ luật Lao động cần sớm được sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, làm thêm giờ, tuyển dụng và quản lý lao động nhằm tạo khung pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp về lao động để tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh.

Do vậy, Bộ luật Lao động cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thực thi hiệu quả trong thực tế áp dụng và tạo môi trường pháp lý linh hoạt hơn cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013

Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết bởi yêu cầu từ việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thời gian soạn thảo Bộ luật Lao động 2012 từ năm 2008 - tháng 5/2012 cũng là thời gian mà Hiến pháp năm 2013 được soạn thảo. Quá trình soạn thảo Bộ luật, dù dự thảo đã cụ thể hóa cơ bản tinh thần của dự thảo Hiến pháp, nhưng sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nội dung của Bộ luật Lao động vẫn chưa thể chế hóa hết các nội dung của Hiến pháp liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới làm thay đổi hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan tới nội dung, kết cấu của Bộ luật Lao động như: Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017  và các Luật chuyên ngành tách ra từ nội dung của Bộ luật Lao động như:  Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật an toàn - vệ sinh lao động năm 2015.

Do đó, Bộ luật Lao động cần được tiếp tục sửa đổi để bổ sung các chế định mới nhằm thể chế hoá Hiến pháp năm 2013 về quyền con người trong trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động; đảm bảo tính thống nhất, sự phù hợp của hệ thống pháp luật.

Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật vì yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang chuẩn bị tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Cam kết về lao động trong các Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cụ thể là 4 nhóm quyền theo 8 công ước cơ bản của ILO gồm: Tự do hiệp hội và thúc đẩy quyền thương lượng tập thể theo Công ước 87 và 98; xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc theo Công ước 29 và 105; xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em theo Công ước 138 và 182; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp theo Công ước 100 và 111. Những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do nêu trên đồng thời cũng là những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc  và là nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO .

Qua nghiên cứu, rà soát, về cơ bản nội dung của Bộ luật Lao động 2012 phù hợp với các tiêu chuẩn lao động cơ bản về xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Lao động 2012 còn chưa tương thích, nhất là các nội dung về tự do hiệp hội; bảo vệ quyền tổ chức và thương lượng tập thể; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp .

Do vậy, Bộ luật Lao động 2012 cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật lao động quốc gia với tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện trong các khuôn khổ pháp lý quốc tế khác nhau.

Được biết, sau khi rà soát, chỉnh sửa và lược bỏ các điều có nội dung đã được quy định bởi các luật khác; sửa đổi, bổ sung các điều, khoản của Bộ luật Lao động hiện hành theo mục đích và các quan điểm chỉ đạo sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 221 điều, giảm 21 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành và sửa đổi, bổ sung khoảng 171 điều trong tất cả các chương./.

Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995. Trải qua 24 năm hình thành và áp dụng trong cuộc sống, Bộ luật Lao động đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012.

(dangcongsan.vn)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 14 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 18 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 19 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 22 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 23 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 24 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 25 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 30 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 32 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 33 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.