Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

ASEAN “tư duy Cộng đồng, hành động Cộng đồng”

PV - 10:28, 15/04/2020

Ngày 14/4/2020, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, chủ trì các Hội nghị này. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả của các hội nghị này.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Phóng viên (PV): Xin Thủ tướng cho biết đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức gì cho ASEAN nói chung và Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam nói riêng?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại dịch COVID-19 là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại, là cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là thử thách lớn nhất với ASEAN trong hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Chỉ sau hơn ba tháng, đại dịch COVID-19 đã tàn phá, gây ra những thiệt hại nặng nề cả về sức khoẻ, tính mạng con người cũng như về kinh tế - xã hội, dự đoán vượt xa mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay khủng hoảng toàn cầu giai đoạn 2008-2009.

Đến thời điểm này, tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN chúng ta đều có người mắc bệnh COVID-19 với hơn 18.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 740 trường hợp tử vong. Không chỉ gây thiệt hại lớn về người, đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các nước ASEAN và các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài. Dự báo tăng trưởng của tất cả các nước ASEAN đều sẽ suy giảm mạnh, thậm chí một số nước có thể tăng trưởng âm. Về hợp tác ASEAN, theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, đến nay đã có hơn 200 cuộc họp của ASEAN buộc phải hoãn hoặc hủy.

Ngay từ đầu năm nay, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cùng các nước thành viên đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tuy nhiên, trước sự bùng phát bất ngờ và những hệ luỵ làm đảo lộn mọi mặt chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19, chúng ta buộc phải có những điều chỉnh cần thiết đối với kế hoạch tổ chức các hoạt động nói trên.

Với phương châm đặt tính mạng sức khỏe của người dân lên trên hết, duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống dịch, các nước thành viên ASEAN chúng ta đã linh hoạt tổ chức với hình thức trực tuyến nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng quan trọng trong các lĩnh vực y tế, kinh tế, quốc phòng…, cũng như các cuộc họp với các đối tác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và với các tổ chức quốc tế quan trọng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh. Đồng thời, tiếp tục xem xét tổ chức các hội nghị quan trọng của ASEAN vào thời điểm dịch bệnh được kiểm soát.

PV: Vậy theo Thủ tướng, ASEAN cần làm gì để cùng ứng phó với mối đe dọa chung này?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, ASEAN chúng ta đã phản ứng nhanh chóng, kịp thời, tăng cường gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động giữa các thành viên. Chúng ta đã sớm ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN đối với sự bùng phát của dịch COVID-19 (ngày 14/02/2020), đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng giữa các thành viên cũng như với các đối tác nhằm bảo đảm sự phối hợp đồng bộ trong phòng, chống dịch, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc mỗi nước thành viên ASEAN phải thực sự “tư duy Cộng đồng, hành động Cộng đồng”. Đứng riêng lẻ, không nước nào có thể tự mình đẩy lùi đại dịch; đoàn kết lại, không hiểm hoạ nào có thể khuất phục được chúng ta. Bên cạnh đó, ASEAN chính là mái nhà chung để chúng ta cùng nhau vượt qua cơn bão đại dịch này. Tôi cho rằng các nỗ lực đơn lẻ cần được gắn kết lại, vượt tầm quốc gia, trở thành hành động chung của cả Cộng đồng ASEAN. Phản ứng kịp thời và phối hợp chặt chẽ trong chính sách và hành động giữa 10 thành viên sẽ có ý nghĩa quyết định trong kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Song song với việc phòng, chống dịch, ASEAN cũng cần chú trọng đến công tác khắc phục hậu quả, giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội của đại dịch COVID-19. Cần đặt người dân ở vị trí trung tâm, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; tăng cường cổ vũ ý thức Cộng đồng, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, tinh thần đoàn kết quốc tế. Trước mắt, kịp thời triển khai hỗ trợ những nhóm yếu thế trong xã hội và các gói hỗ trợ kinh tế, tài chính cho doanh nghiệp ổn định sản xuất – kinh doanh, duy trì các hoạt động giao thương. Trong dài hạn, ASEAN cần nâng cao sự tự cường, sức chống chịu và khả năng sẵn sàng ứng phó của mỗi quốc gia thành viên cũng như của cả Cộng đồng trước những cú sốc tương lai. Thúc đẩy kết nối, tăng đan xen lợi ích, giảm khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên sẽ là lời giải lâu dài cho những thách thức tương tự như Covid-19.

Tôi tin rằng ASEAN chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch này. Thử thách này không thể khuất phục chúng ta, mà trái lại sẽ tạo động lực để chúng ta cùng nhau vươn lên mạnh mẽ hơn, thực sự là một Cộng đồng gắn kết và chủ động thích ứng trước bất cứ khó khăn, nghịch cảnh nào.

PV: Thưa Thủ tướng, trong bối cảnh này, Việt Nam đã phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại dịch Covid-19 đã cho thấy chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” mà Việt Nam đề ra cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đúng lúc và hoàn toàn xác đáng. Những nỗ lực mà Việt Nam đã và đang triển khai trong vai trò Chủ tịch ASEAN thời gian qua đã thể hiện rõ tinh thần của chủ đề này, thực sự biến lời nói thành hành động cụ thể. Chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN. Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch này sẽ khẳng định rõ hơn nữa bản lĩnh và sức mạnh của ASEAN.

Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong thời điểm đặc biệt khó khăn này, Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm vai kề vai sát cánh với các nước thành viên chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua sóng gió. Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động, tích cực, hành động nhanh chóng, dẫn dắt và điều phối các nỗ lực chung của ASEAN cũng như hợp tác với các Đối tác kiểm soát, ngăn chặn lây lan, đồng thời giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh. Có thể nhắc tới một số nội dung cụ thể sau:

Một là, chúng ta đã kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN đối với sự bùng phát của dịch COVID-19 từ rất sớm cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết ASEAN, cam kết chung tay kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân.

Hai là, Việt Nam đã linh hoạt thúc đẩy tổ chức các hội nghị của ASEAN theo hình thức trực tuyến. Đây là một giải pháp và phù hợp, góp phần giúp chúng ta duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phản ứng nhanh và kịp thời trước đại dịch COVID-19. Các hội nghị đã tập trung vào ba hướng hành động quan trọng là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, điều phối chính sách và phối hợp hành động.

Ba là, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch; phối hợp tổ chức và tham dự nhiều cuộc họp quan trọng với các đối tác như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, WHO và Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến G20 để trao đổi về hợp tác, sớm kiểm soát, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.

Những nỗ lực không mệt mỏi đó của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN đã mang lại những kết quả bước đầu trong kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. Tôi tin tưởng rằng cùng với các quốc gia bạn bè, đối tác trong và ngoài ASEAN, những nỗ lực của Việt Nam sẽ góp phần nhân rộng những kinh nghiệm tốt, bài học hay để khu vực và quốc tế cùng sớm đẩy lùi đại dịch./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.