Ngoài chính sách đặc thù dành cho phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo, những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực y tế. Qua đó, đã từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần cải thiện thể trạng, tầm vóc, trí tuệ nguồn nhân lực.
Với những quyết sách đúng đắn, giải pháp phù hợp triển khai thực hiện trong một thời gian dài, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh đã thoát khỏi diện khó khăn. Lộ trình tiếp theo của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trong khu vực này nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; đồng thời cải thiện rõ nét về chất lượng đời sống của Nhân dân. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù cho từng lĩnh vực mang tính chiến lược và lâu dài.
Từ trung tâm thành phố Hạ Long, trên con đường rộng và thẳng tắp đưa chúng tôi đến với xã vùng cao Đồng Lâm, nơi có tới 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây là kết quả từ chủ trương đúng và trúng sau khi Đồng Lâm- một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ (cũ) sát nhập vào TP. Hạ Long được thành phố đầu tư thúc đẩy phát triển. Hôm nay, Đồng Lâm đã có diện mạo mới...
Những rừng cây, nương ruộng - mỗi tấc đất đều gắn liền với cuộc sống của đồng bào Dao xã Đồng Lâm (TP.Hạ Long). Vì vậy, quyết định bàn giao đất để giải phóng mặt bằng làm đường giao thông, là điều không hề dễ dàng đối với bất cứ gia đình nào. Tuy nhiên, nhận thức được chủ trương của các cấp chính quyền là vì sự phát triển quê hương, vì cuộc sống ấm no nên người dân đã đồng lòng. Có được con đường rộng mở hôm nay, là cả sự quyết tâm của chính quyền các cấp, là sự hiện hữu của nhiều tấm gương điển hình trong vùng đồng bào Dao
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đặc biệt với sự gương mẫu, trách nhiệm của Người có uy tín và những cách làm sáng tạo, việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào phòng ngừa hiểm họa khôn lường từ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT).
Thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động người dân khắp các thôn, bản trên địa bàn, đặc biệt vùng DTTS tự nguyện đến giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT); trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò của Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động. Qua đó, ý thức của người dân ngày một nâng cao. Người dân tin tưởng, nghe theo Người có uy tín, không những tình nguyện giao nộp vũ khí mà còn thể hiện trách nhiệm cùng lực lượng Công an, Người có uy tín chung tay giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự nơi thôn, bản
Kinh tế -
Tuấn Trình -
15:40, 01/12/2023 Nhiều năm trở lại đây, Quảng Ninh nổi lên như một tâm điểm bất động sản hấp dẫn bậc nhất cả nước, trong đó bất động sản ven biển Hạ Long là cái tên liên tục “chiếm sóng” và hút “thượng đế” nhất vùng Đông Bắc.
Ngày 30/11, tại TP.Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung với chủ đề “Hợp tác hữu nghị, liên kết phát triển”. Hội chợ diễn ra từ ngày 30/11- 04/12/2023.
Tiếp tục hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tỉnh Quảng Ninh đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm kết thúc.
Ngày 29/11, Tp. Móng Cái (Việt Nam) và Tp. Đông Hưng (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Lễ khởi động công năng xuất, nhập cảnh hành khách qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Khu vực cầu Bắc Luân II).
Media -
BDT -
12:31, 28/11/2023 Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Ngày 27/11, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường phối hợp trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên tuyến biên giới, cửa khẩu và trên biển, với sự tham gia của các lực lượng: Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 22, ngày 31/10/2023 về việc tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 204, ngày 30/7/2019 và Nghị quyết số 248 ngày 31/3/2020 của HĐND tỉnh Quảng Ninh cho đối tượng ở các xã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là một chính sách mang nhiều ý nghĩa nhân văn, là sự trợ lực quan trọng đối với các em học sinh vùng cao, vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trong 5 ngày (23 – 27/11/2023), tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 30 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp trong đơn vị.
Tăng cường quản lý sử dụng, bảo vệ rừng tự nhiên; đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn và cây trồng lâm nghiệp mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của địa phương; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả… Đó là những giải pháp mà huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang thực hiện nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, đồng thời từng bước đưa kinh tế rừng phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả.
Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng do tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, huyện Ba Chẽ đã chú trọng triển khai các hạng mục, giải pháp, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, địa phương đã khôi phục tổ chức thành công Lễ hội Bàn Vương, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư và hiện thực hóa các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua đó từng bước góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn miền núi và nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Với lợi thế về phong cảnh miền núi nên thơ, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng, giàu bản sắc, thời gian qua, Quảng Ninh đã chú trọng dành nhiều nguồn lực từ các chương trình, đề án để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch mang lại nhiều hiệu quả, dấu ấn riêng.
Theo kế hoạch, Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 năm 2023 với chủ đề “Hợp tác hữu nghị - Liên kết phát triển” sẽ được tổ chức từ ngày 30/11 đến 4/12, tại Quảng trường Trung tâm Truyền thông và Văn hóa TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS Bình Liêu giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện từ năm 2021. Với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay đề án đã cho thấy những hiệu quả đáng kể.