Hơn bao giờ hết, tỉnh Sóc Trăng đang căng mình chiến đấu với “giặc Covid”. Để chủ động phòng, chống và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, những ngày qua, các phum sóc, các xã có đông đồng bào Khmer đang thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chung tay sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Về với Bạc Liêu hôm nay, không khó dể bắt gặp những căn nhà ngói đỏ khang trang, những con đường làng trải nhựa, đổ bê tông thẳng tắp giúp bà con đi lại dễ dàng cả hai mùa mưa nắng. Cùng với đó, những công trình dân sinh như: điện, trường, trạm… được đầu tư, xây mới, phác họa bức tranh phum sóc đổi mới nơi vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Với đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Ghe ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc.
Một trong những yêu cầu của Ban Bí thư trong Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 là huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, thực hiện đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các xã biên giới, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Cụ thể hóa yêu cầu này, từ nguồn lực của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm nhanh; diện mạo phum sóc vùng đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ đã có những thay đổi rõ nét.
Với 7 năm là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp Hòa Lạc B, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh), bằng lối sống giản dị, gần gũi, tận tụy đối với công việc, chị Kim Thị Ánh (dân tộc Khmer) được người dân dành nhiều tình cảm yêu mến, quý trọng.
Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, dễ dàng thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (còn gọi là ông Tà), là vị thần bảo hộ phum sóc. Trong tín ngưỡng tâm linh của người Khmer, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến đời sống con người đều được trời đất cắt đặt một vị Neak Tà bảo hộ, có nhiệm vụ trừ khử mọi tai ương, trấn áp mọi tà ma quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống bình yên, no đủ cho người dân trong phum sóc.