Sau 5 năm thực hiện Đề án phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vào thực tiễn vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc từ cơ thế, chính sách, đặc thù địa lý, bản sắc văn hóa... Trong nhiều khó khăn đó phải kể đến khó khăn về đội ngũ báo cáo viên biết tiếng DTTS còn hạn chế và thiếu kỹ năng tuyên truyền,...
Dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn là “vùng lõm” trong tiếp cận thông tin. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng như phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần được triển khai đa dạng hơn; đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao hơn nữa công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Văn Lãng là huyện miền núi biên giới, có 17 đơn vị hành chính. Trên địa bàn huyện có nhiều thành phần DTTS cùng sinh sống, nhưng đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, còn lại là một số ít thành phần dân tộc khác. Huyện có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc. Với đặc thù này, bao năm qua, huyện Văn Lãng luôn chú trong huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, qua đó góp phần xây dựng huyện biên giới phát triển ổn định.
Tin tức -
Lê Phương -
14:52, 08/10/2020 Ngày 8/10, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban dân tộc các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên tổ chức Hội thảo “Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”.
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào là nhiệm vụ được các cơ quan chức năng và địa phương thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, để công tác này mang lại hiệu quả, mỗi một địa phương lại có cách làm sáng tạo khác nhau, góp phần làm thay đổi nhận thức cho đồng bào các dân tộc.