Đến thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), hỏi thăm về gương phụ nữ người Brâu chịu khó, cần mẫn lao động, làm kinh tế giỏi, tôi được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã giới thiệu về chị Nàng Thái.
Từ miền rẻo cao biên giới, cô bé người Brâu đuổi theo con chữ xuống tận phố thị xa xôi với mong ước thay đổi cuộc đời. Và mong ước cháy bỏng ấy cũng đã thành hiện thực.
Sáng 24/8, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum) Viện Dân tộc học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo về “Văn hóa của tộc người Brâu ở vùng biên giới tỉnh Kon Tum hiện nay, thực trạng biến đổi và giải pháp bảo tồn”.
Trong không khí phấn khởi đầu Xuân Nhâm Dần, người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi đã tổ chức phục dựng lễ phát rẫy truyền thống. Đây là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của người dân tộc Brâu.
Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, lễ hội phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
16:09, 21/06/2022 Người Brâu (hay còn có tên gọi khác là Brao), là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với dân số là 525 người (theo số liệu điều tra năm 2019), cư trú chủ yếu trên lưu vực sông Sê San và Nậm Khoong thuộc khu vực Tây Nguyên.
Dân tộc Brâu, hay còn gọi là Brao, có hơn 500 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Người Brâu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), cư trú chủ yếu tại làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.