Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất chú trọng đa dạng, phong phú về chủng loại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu đang dừng lại ở xuất thô, giá trị thấp. Thiết lập được chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình MTQG nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh.
Kinh tế -
An Yên -
08:29, 24/10/2024 Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.
Những cung đường được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp kết nối, thông thương các bản làng xa xôi của miền biên viễn xứ Nghệ. Xe chúng tôi cũng đã từng bon bon trên nhiều cung đường như thế, chợt nhận ra rằng, điều này chẳng phải đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội rất lớn cho bà con vùng DTTS&MN Nghệ An sao...
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Thực hiện Dự án 2 "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tại Nghệ An có 4 dự án định canh, định cư được thực hiện tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Hiện nay cả 4 dự án còn gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để người dân sớm có cuộc sống ổn định, các địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao mặt bằng cho người dân đến ở.
Mới đây, chúng tôi mới có dịp theo chân Phó trưởng Phòng Dân tộc Kỳ Sơn (Nghệ An) - Phạm Văn Hòa về các bản làng miền biên viễn. Chuyến đi mang nhiều cảm xúc, bởi tận mắt chứng kiến niềm vui khôn tả của bà con dân bản khi vừa chuyển đến ở trong những căn nhà mới tinh tươm còn hăng hắc mùi sơn vữa.
Tin tức -
Ngọc Ánh -
17:40, 19/10/2024 “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen” dự kiến diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 01/12/2024, tại Công viên Trung tâm, Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An và phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh hứa hẹn sẽ là một lễ hội lớn với nhiều chương trình du lịch, ẩm thực, sản phẩm đa dạng, đặc sắc.
Những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, diện mạo nông thôn xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có nhiều bước chuyển tích cực. Những công trình hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá… được đầu tư, xây dựng khang trang, là minh chứng rõ nét cho sự phát triển nơi đây.
Triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 theo Quyết định 1719, Nghệ An đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm khoảng 1-1,5% toàn tỉnh và vùng miền núi 2-3%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Thực hiện các chương trình MTQG, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hiệu quả. Một trong những giải pháp ấy, chính là khơi dậy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn dắt của đội ngũ Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân trên địa bàn.
Những phòng học được nâng cấp, những ngôi trường được đầu tư khang trang… đã mang đến sắc thái mới cho sự nghiệp giáo dục ở bao bản làng của miền biên viễn xứ Nghệ. Theo kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Nghệ An cơ bản xóa trường, lớp học xuống cấp, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành hẳn một Dự án 6, hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện nhiều nội dung. Ở Con Cuông (Nghệ An) từ nguồn vốn đầu tư nhiều hạng mục, nội dung của Dự án 6 đã được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Con Cuông (Nghệ An) đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn phát huy nội lực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Từ thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG những năm qua cho thấy, nguồn ngoại lực được phân bổ, cùng với sự chủ động phát huy nội lực, đang là “bàn đạp” quan trọng để góp phần làm đổi thay diện mạo cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân vùng DTTS và miền núi.
Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự chung tay, góp sức của người dân, việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả tích cực; diện mạo nông thôn vùng biên không ngừng đổi mới, đời sống của người dân được nâng lên.
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.
Tin tức -
An Yên -
19:51, 10/10/2024 Nhằm phát huy vai trò, vị trí quan trọng của Người có uy tín trong các bản làng, hằng năm huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đều quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho đội ngũ Người có uy tín.
Tin tức -
An Yên -
19:42, 10/10/2024 Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , huyện Con Cuông đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ của người dân với mục tiêu giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.
Nhiều chỉ tiêu, nội dung lớn đã được Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ IV, năm 2024 đề ra. Để những mục tiêu Quyết tâm thư thành hiện thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi… các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An xác định, sự nỗ lực đồng sức, đồng lòng, đồng tâm của toàn thể hệ thống chính trị và cộng đồng các DTTS là yếu tổ then chốt, quyết định.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang là vấn nạn ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An). Hàng chục trường hợp tảo hôn mỗi năm ở các bản làng không chỉ phản ánh một thực tế về nhận thức và suy nghĩ lạc hậu. Mà hệ lụy ấy còn mang đến bao câu chuyện buồn, xót xa về những đứa trẻ chưa kịp lớn đã vội vã lập gia đình, chưa kịp trưởng thành đã vội vã làm cha, làm mẹ…
Sóng GPS nhiều nơi thiếu ổn định, địa bàn xa cách, bất đồng ngôn ngữ… là những trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 tại Nghệ An. Nhưng bù lại, đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản… là những “trợ thủ” đắc lực trong phiên dịch, dẫn đường, tuyên truyền, vận động người dân… chung tay vì cuộc cuộc điều tra 53 DTTS.