Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên giới Nậm Nhùn, Sìn Hồ và Mường Tè. Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã, đang phục dựng, bảo tồn nhiều nét đẹp văn hóa của các DTTS nói chung, , dân tộc Mảng nói riêng.
Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Nằm ở vùng biên viễn Lai Châu là nơi sinh sống của một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người như Cống, Mảng, Si La và Lự. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí hạn chế, đã từng có một thời, đồng bào các dân tộc nơi đây sống trong cảnh đói nghèo, do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Để giúp đồng bào thoát cảnh nghèo khó, nhiều chính sách của Đảng, nhà nước; trong đó có cả những chính sách đặc thù, đã được triển khai đầu tư, hỗ trợ đồng bào, Nhờ vậy, đời sống đồng bào nơi đây đã dần đổi thay một cách tích cực.