Media -
BDT -
17:00, 31/08/2024 Thời gian gần đây, nhiều trận mưa lũ hiếm gặp tại các địa phương vùng đồng bào DTTS, miền núi đã liên tiếp xảy ra, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Lên với vùng cao, bên những sườn đồi, sườn núi, ven sông, suối vẫn cheo leo, bấp bênh những ngôi nhà, với những phận đời sống cảnh chật vật, khó khăn đi qua mỗi mùa mưa bão. Đây cũng là thói quen định cư lâu đời của đồng bào DTTS. Bài học sau những trận mưa lũ cho thấy, thay đổi thói quen dựng nhà là một trong những giải pháp, để hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Đã hơn 3 tháng kể từ khi cơn lũ lịch sử đi qua, chính quyền và nhân dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang nỗ lực khắc phục những hậu quả nặng nề mà thiên tai để lại. Tính đến thời điểm này, chính quyền địa phương đang gấp rút hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà mới nhằm ổn định đời sống cho người dân trước Tết Nguyên đán.
Do địa hình bị chia cắt mạnh cộng với áp lực gia tăng dân số, thời gian vừa qua, người dân miền núi tỉnh Yên Bái ồ ạt khoét núi, san đồi để làm nhà ở, nhà xưởng. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy hiểm cho chính người dân và tác động xấu tới môi trường xung quanh.
Nhiều gia đình ở xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải di dời nhà cửa đến nơi ở khác vì sạt lở núi. Do chưa xây dựng được khu tái định cư (TĐC), nên người dân đã dựng nhà dưới ruộng để ở. Việc dựng nhà dưới ruộng tiềm ẩn rủi ro vì chân đất yếu không đảm bảo độ an toàn, phá vỡ quy hoạch đất sản xuất. Bên cạnh đó, một phần diện tích ruộng không được gieo trồng sẽ dẫn đến thiếu ăn giáp hạt.