Cùng với cả nước, sáng 5/9, học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã nô nức tới trường trong ngày Khai giảng năm học mới.
Cùng với học sinh cả nước, sáng 5/9, hơn 102.000 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum háo hức đến trường dự Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy và trò ở vùng cao Kon Tum quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
TP. Cần Thơ phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp được TP. Cần Thơ chú trọng thực hiện là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất trong vùng DTTS của Thành phố.
Toàn TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự nỗ lực, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh luôn có mối liên hệ chặt chẽ và sức ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng dân cư, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Media -
BDT -
20:00, 04/09/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
17:17, 04/09/2024 Vừa qua, tại thôn Đạ Nhinh, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc Mnông (CLB Cồng chiêng thôn Đạ Nhinh). Đây là mô hình thuộc Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi triển khai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chủ trì thực hiện.
Xã hội -
Văn Hoa -
11:19, 04/09/2024 Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần tác động tích cực môi trường sống trên địa bàn huyện.
Cùng với việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thì việc công nhận địa bàn thuộc miền núi, vùng cao là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Vì thế, việc xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng cao bảo đảm khoa học, sát thực tiễn, không chồng chéo với bộ tiêu chí phân định theo trình độ phát triển là yêu cầu cấp bách.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (gọi tắt là cuộc điều tra) tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức kết thúc ngày 15/8, bảo đảm tiến độ và hoàn thành các nội dung theo kế hoạch. Kết quả cuộc điều tra sẽ bàn giao cho Ủy ban Dân tộc vào tháng 4/2025 và được công bố chính thức muộn nhất vào tháng 7/2025.
Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình sinh kế có hiệu quả kinh tế cao ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Tây Nam Bộ, là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III - năm 2019, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT).
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau là “cánh tay nối dài” của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của địa phương.
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Những năm qua, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cống hiến trong các phong trào ở địa phương, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ bao đời nay, đối với đồng bào các DTTS ở Gia Lai, già làng, trưởng thôn, Người có uy tín… thường là đàn ông, nhưng hiện nay, các vị trí này có nhiều phụ nữ đảm nhiệm. Các nữ già làng đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp phần xây dựng buôn làng ngày một khởi sắc. Một trong số đó là 2 nữ già làng, Người có uy tín ở miền biên viễn Ia Mơ, huyện Chư Prông.
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (cuộc điều tra). Để cuộc điều tra về đích đúng tiến độ, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, còn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng và tích cực của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.
Căn cứ cách mạng xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có mật danh H6 là vùng đất Anh hùng. Trong kháng chiến cũng như thời bình, đồng bào DTTS một lòng theo Đảng, đoàn kết vượt khó, nỗ lực vươn lên, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó tiếp tục củng cố niềm tin, lan tỏa điển hình. Sau khi hoàn thành Đại hội cấp huyện, trong tháng 8, một số địa phương đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh.