Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông do ông K' Khét Atô - Phó Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa đến thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài Dự án “Xây dựng 7 căn nhà hữu nghị" cho các gia đình DTTS khó khăn về nhà ở tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán.
Từ ngày 14 - 19/8/2023, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức 2 Hội nghị phổ biến, tuyên truyền kiến thức ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và núi năm 2023.
Sáng 16/8, tại Tp Quảng Ngãi, Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Tập huấn cung cấp thông tin cho Người có uy tín khu vực Duyên hải miền Trung. Ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số và ông Đỗ Minh Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đồng chủ trì Hội nghị.
Sáng 10/8, tại Tp. Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 270 người thuộc hai nhóm đối tượng 3 và 4.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 821 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Dù ở các lứa tuổi, cương vị khác nhau, nhưng đội ngũ Người có uy tín của tỉnh đều tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì bản làng, thôn xóm; tích cực vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là những tấm gương tiêu biểu trong các phong trào tại địa phương.
Từ ngày 20/7 đến ngày 8/8/2023, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin cho 558 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Xuân Hải - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng đoàn, đã có chuyến công tác tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang vừa phối hợp UBND huyện Lâm Bình tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đầu tư của cộng đồng trong thực hiện các Dự án 1, 2, 3, 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 164/2003/QĐ-TTg ngày 08/8/2003 về việc thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình (nay là Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình). Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo và xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (8/8/2003 - 8/8/2023), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Báo cáo của Ban Dân tộc TP. Hà Nội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) cho thấy, đến nay TP. Hà Nội đã bố trí trên 1.000 tỷ đồng, trong đó có trên 974 tỷ đồng đồng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho 89 dự án (năm 2021 bố trí 743 tỷ đồng; năm 2022 bố trí 240 tỷ đồng).
Chiều 28/7, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND huyện, Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi, cán bộ phụ trách công tác dân tộc các huyện giáp ranh.
Sáng 27/7, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc, các sở, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Thực hiện Nội dung số 01 “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), mới đây, tại Tp. Huế, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cho đối tượng 3 và 4.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS đi thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và TP. Hà Nội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho gần 60 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã triển khai hiệu quả các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Thực hiện Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về Đầu tư nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ động, tích cực triển khai Tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”.
Hưởng ứng phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của UBND tỉnh Cao Bằng, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cơ bản đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đề ra.
Chủ động đối thoại để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội và chính sách đầu tư của tỉnh tới các doanh nghiệp là cách mà tỉnh Tuyên Quang mời gọi thu hút đầu tư những năm qua. Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực khi giai đoạn 2016-2020 đã thu hút được 206 dự án với tổng số vốn hơn 32 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2021-2026, tỉnh phấn đấu thu hút từ 45-50 nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế-xã hội.