Thế giới đang cùng lúc phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như xung đột, COVID-19, biến đổi khí hậu cùng với bất bình đẳng xã hội. Những yếu tố này đang làm phương hại tới an ninh lương thực toàn cầu, khiến thế giới chệch khỏi mục tiêu xóa đói vào năm 2030.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển các giống lúa chịu mặn nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Các bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
Thông tin từ Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết, số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột và biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, “phi nông bất ổn” chưa bao giờ lại là chân lý vững chắc đến như vậy. Mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Tin tức -
Hoàng Quý -
14:52, 22/06/2021 Ngày 22/6, tại Hà Nội, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (GGIAR) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn trực tuyến về Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) bền vững khu vực miền Bắc. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
An ninh lương thực quốc gia đang bị đe dọa khi khu vực đồng bằng đang chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Điều này đòi hỏi phải có một chương trình phát triển tổng thể đồng bằng, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” trong ứng phó BĐKH.
Tin tức -
T.Hợp -
10:59, 26/03/2021 Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Kinh tế -
Vân Khánh-CĐ -
08:52, 16/06/2021 Mục tiêu an ninh lương thực ngày nay, không chỉ là sự bảo đảm chắc chắn đủ gạo ăn và các loại cây lương thực, mà còn phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và sinh kế người dân. Bởi vậy, cần phải thúc đẩy khung hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) theo cách tiếp cận đa ngành, gắn liền với các mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
23:07, 06/04/2020 Bảo đảm an ninh lương thực đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, những năm qua, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm lương thực cho người dân, nhờ đó đời sống người dân, đặc biệt là người dân vùng DTTS, miền núi ngày càng được bảo đảm, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị đất nước.
Giá các mặt hàng lương thực tăng mạnh đang "càn quét" ở nhiều nước đang phát triển kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, trong khi một số nước giàu có hơn cũng bị "mắc kẹt" trong vòng xoáy này.
Tin tức -
Vân Khánh-CĐ -
16:22, 18/07/2021 Mới đây, Hội nghị trù bị nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Hệ thống lương thực (dự kiến tổ chức trong tháng 9/2021), đã diễn ra tại Roma (Italia), bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Nhận lời mời của đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp Quốc về Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống lương thực - thực phẩm, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự trực tuyến. Phó Thủ tướng đã phát biểu mở đầu cho phiên họp Cấp cao về “Thúc đẩy sáng tạo ở các quốc gia để chuyển đổi các Hệ thống lương thực - thực phẩm”.
Là “vựa lúa” của cả nước nên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gánh trên vai trách nhiệm vừa bảo đảm an ninh lương thực (ANLT) quốc gia, vừa là “anh cả” trong lĩnh vực xuất khẩu (XK) lúa gạo. Nhưng để thực hiện “tròn vai” cả hai nhiệm vụ này, ĐBSCL cần có những chính sách ưu đãi đặc thù.