Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

42 ngày cho những công việc cuối cùng chuẩn bị cho Sea game 31

Việt Hùng - 07:00, 31/03/2022

Thời gian từ nay cho tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) chỉ còn 42 ngày. Công tác chuẩn bị đã và đang được các bộ, ngành, đơn vị hữu quan của Việt Nam gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng.

Nhà thi đấu đa năng tại Quảng Ninh, một trong những nơi sẽ diễn ra các môn thi đấu của SAE Games 31
Nhà thi đấu đa năng tại Quảng Ninh, một trong những nơi sẽ diễn ra các môn thi đấu của SAE Games 31

SEA Games 31 sẽ được tổ chức tại 12 tỉnh, thành phố của nước ta, trong đó, Thủ đô Hà Nội là địa bàn trọng điểm, tổ chức Lễ khai mạc (ngày 12/5), Lễ bế mạc (23/5) tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình và đăng cai nhiều nội dung thi đấu nhất, với 18 địa điểm thi đấu. Tính đến thời điểm này, hầu hết các bộ môn đã phối hợp cùng địa phương chuẩn bị xong cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện và kịch bản tổ chức thi đấu tại Đại hội.

Đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho Sea Game không bị ảnh hưởng quá nhiều. Theo mục tiêu Ban Tổ chức SEA Games 31 đặt ra, là chậm nhất đến tháng 4/2022, mọi công tác chuẩn bị về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tại các địa điểm thi đấu của Đại hội Thể thao Đông Nam Á tại Việt Nam sẽ được hoàn tất, đưa vào vận hành thử.

Từ tháng 1/2022, Ban tổ chức đã “chạy nước rút” với thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho SEA Games 31, với nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm chuyên môn, y tế và cơ sở vật chất. Trong số đó, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu được coi là hình ảnh của thể thao Việt Nam. Vì thế, ngành Thể thao đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, dù gặp rất nhiều sức ép, bởi hầu hết cơ sở vật chất phục vụ thi đấu đều đã sử dụng từ năm 2003, khi tổ chức SEA Games 22.

Đại diện đoàn thể thao các nước khảo sát tại Cung Thể thao dưới nước
Đại diện đoàn thể thao các nước khảo sát tại Cung Thể thao dưới nước

Dự kiến, kinh phí tổ chức SEA Games 31 vào khoảng gần 1.700 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, trong đó gần 600 tỷ đồng dành cho cải tạo cơ sở vật chất phục vụ Đại hội đã được cấp.

Hiện tại, việc cải tạo, nâng cấp các công trình vẫn theo đúng tiến độ và sẽ sớm bàn giao để kịp tổ chức một số giải đấu tiền SEA Games, qua đó kiểm tra chất lượng cơ sở hạ tầng trước khi bước vào sự kiện chính thức.

Sea Game 31 được diễn ra tại Việt Nam có 40 môn thi đấu và 526 nội dung, với khoảng hơn 10.000 người tham dự, diễn ra từ ngày 5 - 23/5/2022, tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành lân cận.

Tại nơi đăng cai chính TP. Hà Nội, công tác nâng cấp, sửa chữa và cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ SEA Games 31 đã được triển khai từ giữa năm 2020. Những địa điểm như các Nhà thi đấu Gia Lâm, Thanh Trì, Tây Hồ… cơ bản được hoàn thiện những điểm chính như sàn thi đấu, hệ thống đèn ánh sáng, ghế ngồi, phòng chức năng…

Đại diện các đoàn tới khảo sát tại sân vận động Mỹ Đình
Đại diện các đoàn tới khảo sát tại sân vận động Mỹ Đình

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Hà Nội, những công trình nằm trong hạng mục sửa chữa, duy tu và bảo trì để phục vụ cho SEA Games 31 đều được tiến hành đúng theo quy định, cũng như tiến độ đề ra.

Ngày 19/3, đại diện đoàn thể thao các nước Đông Nam Á đã thực hiện chuyến khảo sát một số điểm thi đấu SEA Games 31 ở Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh.

Tại Hà Nội, các đoàn tới khảo sát tại Sân vận động Mỹ Đình, Cung Thể thao dưới nước, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, Cung Điền kinh trong nhà, Nhà Thi đấu Hoài Đức...

Tại Bắc Ninh và Quảng Ninh, các đại biểu đã tới địa điểm tổ chức các môn bóng ném, boxing, kickboxing, cờ, bóng chuyền...

Các đoàn đánh giá cao công tác chuẩn bị của nước chủ nhà cho SEA Games 31 và tin tưởng Việt Nam sẽ tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất khu vực.

Trưởng đoàn Malaysia Dato Paduka Nur Azmi Ahmad chúc mừng sự chuẩn bị rất tốt của Việt Nam cho SEA Games 31.

Pa nô quảng cáo cho sự kiện SEA Games 31 đã sẵn sàng
Pa nô quảng cáo cho sự kiện SEA Games 31 đã sẵn sàng

Về địa điểm tổ chức các môn bơi, lặn, nhảy cầu, bắn súng, bắn cung (tại Hà Nội), đoàn Malaysia bày tỏ hy vọng Ban Tổ chức sẽ mở rộng thêm khu vực khán đài. Theo ông Dato Paduka Nur Azmi Ahmad, SEA Games 31 là sự kiện lớn đầu tiên của Đông Nam Á sau 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nên khán giả, quan chức, người nhà vận động viên sẽ rất đông. Vì vậy, nếu chỗ ngồi được mở rộng hơn sẽ rất tốt.

Trong khi đó, đại biểu đoàn Singapore cho rằng, nước chủ nhà Việt Nam đã có được sự chuẩn bị rất tốt về mặt cơ sở vật chất. Phía Singapore cũng mong muốn nước chủ nhà sớm thông báo kế hoạch cụ thể về bốc thăm, chia bảng môn bóng đá nam để các đội bóng có được sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Đoàn Campuchia cũng đồng quan điểm với các đoàn khác, khi đánh giá cao công tác chuẩn bị của nước chủ nhà Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Tại chuyến khảo sát, các đại biểu đã đề xuất Việt Nam sớm thông báo lịch trình cụ thể để các nước có thể đưa vận động viên sang Việt Nam luyện tập, làm quen sân bãi trước thời điểm khởi tranh Đại hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 38 phút trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.