Tại nhiều địa phương hiện nay, phong trào văn nghệ quần chúng đang dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân. Qua hoạt động này, các câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ đã khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để phục vụ người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt , từ đó đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa màu sắc. Những năm qua, các hoạt động phát huy, bảo tồn văn hóa diễn ra sôi nổi tại huyện Chiêm Hoá, đặc biệt là hoạt động biểu diễn vă hóa, văn nghệ diễn ra ở các tổ dân cư, thôn xóm... đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên môi trường bổ ích, ý nghĩa để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện.
Ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nhiều đội văn nghệ được ban quản trị chùa thành lập và đi vào hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa. Điển hình như tại chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) có một Đội Văn nghệ đã làm đắm say du khách bởi những điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer mượt mà, uyển chuyển.
Vừa qua, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập và ra mắt Đội văn nghệ dân tộc Tày phục vụ du lịch.
Tin tức -
Văn Hoa -
20:53, 27/07/2023 Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở, vừa qua, HĐND tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND về Quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, cả gia đình họ lại hát, lại múa. Những câu sình ca vẫn ngân vang xua đi cái tĩnh mịch thường ngày. Đội văn nghệ gia đình ông Trần Quang Tiến, thôn 3, Đoàn Kết, xã Thành Long, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) từ lâu đã trở thành niềm tự hào của bà con người Cao Lan nơi đây.