Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.
Sắc màu 54 -
Minh Ngọc - Minh Tân -
16:33, 26/03/2023 Nghệ nhân A Đai xoay qua xoay lại chiếc gùi thưa còn đan dở. Ông bảo, đã làm công việc đan gùi và nhiều sản phẩm mây tre đan đến cả gần 50 năm rồi. Với người Xơ Đăng, chiếc gùi quan trọng như bộ quần áo mặc trên người vậy. Càng đẹp, càng nhiều hoa văn, càng trau chuốt thì càng chứng tỏ được tay nghề của người đan.
Ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Bi được biết đến là người có tài đan lát giỏi nhất nhì làng. Ông còn là bậc thầy trong việc đánh và truyền dạy lại các bài chiêng truyền thống, từ đó đóng góp vào công cuộc giữ gìn văn hóa dân tộc ở vùng Đông Trường Sơn.
Dệt thổ cẩm và đan gùi là hai nghề thủ công truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk từ bao đời nay. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống làm ra khó tiêu thụ, giới trẻ không mặn mà giữ nghề nên việc truyền dạy cũng như bảo tồn gặp nhiều khó khăn.