Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa điểm nóng về phá rừng

PV - 15:46, 23/02/2018

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, năm 2017, các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản, xử lý 446 vụ việc vi phạm, thì năm 2017, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, xử lý 283 vụ vi phạm, giảm 163 vụ so với năm trước.

Qua xử lý, đã tiến hành tịch thu 55,44m3 gỗ tròn, 503,54m3 gỗ xẻ hộp các loại; phương tiện tịch thu gồm 10 ô tô, 3 xe máy; thu nộp ngân sách hơn 5,68 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng, những điểm nóng về khai thác rừng trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh như: Khánh Thượng, Khánh Phú, Sơn Thái, tuyến đường đèo Khánh Lê-Lâm Đồng đã được kiểm soát chặt. Một số điểm nóng về phá rừng tại huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh… cũng đã cơ bản được xử lý.

Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng.

 

Ông Trần Ngọc Dục, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa cho hay: Tại Ninh Hòa, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng người dân đưa phương tiện vào khu vực hồ thủy điện Ea Krong Rou để vận chuyển lâm sản trái phép, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở Buôn Sim, Buôn Lác (xã Ninh Tây).

Sau một thời gian triển khai quyết liệt việc ngăn chặn, đến nay, tình trạng này đã giảm. Hạt tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý, không để xảy ra điểm nóng tại khu vực này.

Tương tự, ông Đỗ Lam Điền, Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Vạn Ninh cho biết: Sau cơn bão số 12, do nhu cầu về gỗ để làm lại lồng bè nuôi trồng thủy sản rất lớn nên trên địa bàn huyện Vạn Ninh, nhất khu vực xã Vạn Bình xuất hiện cơn sốt khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép bán cho các bè tôm.

Hạt Kiểm lâm Vạn Ninh đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm cơ động tỉnh, chủ rừng, chính quyền địa phương tiến hành chốt chặn, tuần tra, xử lý các vụ vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Đến nay, không còn tình trạng người dân ồ ạt vào rừng khai thác lâm sản.

Tuy công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực, nhưng theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Nguyên nhân, do nhận thức về bảo vệ rừng của một bộ phận người dân sống gần rừng còn thấp; tình trạng vi phạm còn diễn ra dưới nhiều hình thức như: người dân vào rừng chặt cây, lấy gỗ, củi, đốt than, săn bắt động vật hoang dã; hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở chưa cao; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất vẫn xảy ra nhưng chậm phát hiện xử lý…

Năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; vận động các hộ sinh sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng. Đồng thời, chỉ đạo các hạt kiểm lâm hướng dẫn chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; tập trung thực hiện tốt công tác phát triển rừng…

Trong công tác chống phá rừng, duy trì lực lượng kiểm tra, chốt chặn tuyến Khánh Lê-Lâm Đồng đoạn đi qua địa bàn huyện Khánh Vĩnh; khu vực Khánh Phú, Khánh Thượng (Khánh Vĩnh); Dốc Mỏ-Suối Hương (Vạn Ninh); khu vực Ea Krongrou (Ninh Hòa); đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở chế biến, mua bán, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản; xử lý nghiêm các cơ sở không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật.

“Đơn vị cũng sẽ triển khai phương án rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Ngoài ra, tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ kiểm lâm, tiến hành việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ kiểm lâm, nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực; nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm trong thực thi nhiệm vụ…”, ông Nguyễn Khương, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh thêm.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 3 phút trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18 phút trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 24 phút trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 38 phút trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 43 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 47 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 50 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 53 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.