Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa bỏ trồng cây thuốc phiện: Giải pháp căn cơ là tạo sinh kế cho người dân

Thiên Đức - 19:27, 27/06/2022

Trong những năm qua, nhiều vùng hẻo lánh, vùng DTTS vẫn còn tình trạng trồng cây thuốc phiện. Bên cạnh nguyên nhân cố tình vi phạm pháp luật, còn do đời sống của người dân quá khó khăn. Do đó, để vận động người dân xóa bỏ trồng cây thuốc phiện, chúng ta cần quan tâm tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

Người dân ở Vân Hồ tròng mận cho thu nhập cao
Người dân ở Vân Hồ trồng mận cho thu nhập cao

Hồi sinh những vùng đất chết

Trước đây, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), từng nổi danh là vùng đất của cây thuốc phiện, với không ít người rơi vào cảnh nghiện ngập... Hôm nay, thay vào cảnh đó là những đồi chè, mận, đào… xanh ngắt, đang mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.

Chỉ tay về phía những đồi chè xanh ngắt trải dài trên các triền đồi, ông Mùi Văn Hoạt - nguyên Chủ tịch UBND xã Vân Hồ vẫn còn nhớ như in những câu chuyện của nhiều năm trước, hầu hết ở những khu vực này đều là nương thuốc phiện. Từ năm 1990 trở về trước, hầu hết nhà nào cũng trồng cây thuốc phiện. Theo thống kê vào thời điểm đó, trên địa bàn xã Vân Hồ có hơn 300 ha trồng thuốc phiện, rất nhiều người nghiện. An ninh trật tự địa phương luôn trong tình trạng bất ổn, nạn trộm cắp gia súc, gia cầm… hoành hành.

Giờ đây, những câu chuyện đó không còn nữa, nạn nghiện ma túy, trộm cắp đã trở thành quá khứ. Người dân sống đoàn kết, chăm chỉ lao động sản xuất, biết phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương trồng chè, trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế gia đình. Năm 1993, sau khi thực hiện Nghị quyết 06/NQ/CP về chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cùng sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ cây thuốc phiện và định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng chè, trồng cây ăn quả thay thế cho cây thuốc phiện. Từ đó, tình trạng trồng cây thuốc phiện ở Vân Hồ được dứt bỏ.

Cũng như Vân Hồ, xã vùng cao Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) trước đây cũng là vùng đất của “cái chết trắng”. Thế nhưng, nhờ sự vận động của chính quyền, người dân đã dần từ bỏ cây anh túc. Giờ đây trên những nương đồi Mường Lống là cây chanh leo bạt ngàn.

Không những vậy, từ "vùng đất chết" này, người dân còn trồng nhiều cây đặc sản có giá trị cao như mận tam hoa, đào, khoai sọ, gừng tươi, cùng một số loại cây ăn trái khác cũng được người dân tích cực gieo trồng. Người dân ở Mường Lống còn phát triển diện tích trồng cây cỏ voi - thức ăn cho trâu bò, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tại bản Mường Lống 1, hiện có 100% số hộ trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, thu nhập bình quân năm/hộ khoảng gần 100 triệu đồng.

Cuộc sống ở Mường Lống ngày càng khởi sắc
Cuộc sống ở Mường Lống ngày càng khởi sắc

Vùng biên đẩy lùi cây anh túc

Từ những minh chứng sống động trên, cho thấy không trồng anh túc đời sống người dân  vẫn khấm khá. Hơn nữa, cộng đồng còn tránh được nhiều tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn phải kiên trì vận động người dân bài trừ trồng cây thuốc phiện.

Mới đây, tại các xã biên giới Khánh Xuân, Xuân Trường huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), lực lượng chức năng đã phát hiện, phá nhổ hơn 8.000 cây thuốc phiện trồng trái phép trong khu vực. Trước đó, từ tin báo của quần chúng Nhân dân, Công an xã Khánh Xuân đã kiểm tra và phát hiện tại một thung lũng ở xóm Lũng Quẩy, xã Khánh Xuân có trồng nhiều cây thuốc phiện đang ra hoa. Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định Phủng Mùi Khé (sinh năm 1980) và Chảo Mùi Nải (sinh năm 1978) cùng trú tại xóm Lũng Quẩy, xã Khánh Xuân đã trồng số cây thuốc phiện nêu trên. Tại cơ quan Công an, Khé và Nải khai nhận đã trồng số cây thuốc phiện này.

Còn tại tỉnh Ðiện Biên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, trong những năm gần đây, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng, trong đó có Bộ đội Biên phòng kiên trì tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ tình trạng trồng, sử dụng cây thuốc phiện.

Trung tá Vũ Ðình Nghi, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Ðiện Biên cho biết: Trước mùa gieo trồng cây thuốc phiện Công an tỉnh Ðiện Biên đã chỉ đạo Công an các huyện chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai lực lượng xuống cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác phòng, chống ma túy. Ðồng thời, tổ chức cho Nhân dân ký cam kết không trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy; tích cực phát hiện, tố giác những người trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn.

Ðặc biệt là phối hợp các lực lượng chức năng tuần tra, khoanh vùng, nắm tình hình trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy ở các địa bàn; trong đó, tập trung vào những địa bàn có nhiều khả năng, điều kiện trồng và tái trồng cây thuốc phiện, như: Vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, huyện, xã và tại những địa bàn đã từng xảy ra trồng cây thuốc phiện…

Do triển khai đồng bộ các biện pháp, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện đã giảm dần. Trong năm qua, toàn tỉnh Ðiện Biên phát hiện, phá nhổ 811 m2 trồng cây thuốc phiện tại các huyện: Ðiện Biên Ðông, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Ảng. So với năm 2020 diện tích trồng loại cây này giảm 163 m2... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 4 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 7 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 22 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 24 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 33 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.